Tình hình dịch COVID-19 trên thế giới tính đến ngày 17/8
Mỹ là nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 với tổng cộng trên 94,78 triệu ca mắc, trong đó có khoảng hơn 1,062 triệu trường hợp tử vong do căn bệnh này.
Bà Elizabeth Alexander, Giám đốc truyền thông của Đệ nhất phu nhân Mỹ Jill Biden, cho biết bà Jill Biden đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Theo bà Alexander, sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 vào ngày 15/8 trong lịch xét nghiệm đều đặn, bà Jill Biden bắt đầu có các triệu chứng như bị cảm lạnh vào chiều cùng ngày. Bà xét nghiệm nhanh cho kết quả âm tính, nhưng kết quả xét nghiệm PCR lại là dương tính. Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Joe Biden ngày 16/8 đã có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19.
(Ảnh minh họa)
Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 16/8, nước này ghi nhận tổng cộng trên 44,28 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2, bao gồm hơn 527.000 trường hợp thiệt mạng vì COVID-19 tại quốc gia Nam Á này.
Pháp hiện là điểm nóng dịch bệnh lớn thứ 3 thế giới với hơn 153.000 bệnh nhân COVID-19 không qua khỏi trong tổng số trên 34,24 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.
Anh đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấp phép cho một loại vaccine ngừa COVID-19 nhắm tới cả biến thể gốc và biến thể phụ Omicron của virus SARS-CoV-2. Loại vaccine được cấp phép do hãng dược phẩm Moderna của Mỹ phát triển. Vaccine này dùng để tiêm mũi tăng cường cho người trưởng thành. Thử nghiệm lâm sàng cho thấy, việc tiêm mũi tăng cường bằng loại vaccine này có thể giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh với cả biến thể gốc và các biến thể phụ phổ biển của Omicron như dòng BA.1, BA.4 và BA.5.
Loại vaccine này được kỳ vọng sẽ giúp tăng cường năng lực phòng chống dịch, bảo vệ người dân trước loại virus vẫn không ngừng biến đổi.
Bộ Y tế CH Czech thông báo việc khởi động một chiến dịch mới nhằm thúc đẩy người dân nước này tiêm phòng ngừa COVID-19, trong bối cảnh có những quan ngại về một làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch này trong mùa thu, đồng thời bắt đầu cho phép người dân đăng ký tiêm liều vaccine tăng cường thứ hai.
Mặc dù chưa biết chính xác thời điểm bắt đầu làn sóng lây nhiễm mới của đại dịch COVID-19 trong mùa thu nhưng Bộ Y tế Czech hy vọng sẽ khởi động phần chính của chiến dịch tiêm phòng nói trên vào tháng 9 tới trên các phương tiện truyền thông đại chúng và trong các hoạt động quảng cáo ngoài trời.
Dữ liệu của Bộ Y tế Czech cho thấy, kể từ khi trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 được phát hiện ở nước này hồi tháng 3/2020 cho đến nay, đã có tổng cộng trên 4 triệu ca bệnh được xác nhận, không bao gồm các trường hợp tái nhiễm, trong đó có 40.660 người tử vong. Ngày 16/8, Czech ghi nhận 2.881 ca mắc mới. Hiện có gần 6,9 triệu người Czech trong tổng số dân khoảng 10,5 triệu người của nước này đã được tiêm phòng đầy đủ.
Bộ Y tế Malaysia thông báo, nước này ghi nhận hơn 3.000 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 14/8.
Tỷ lệ dân số Malaysia hoàn thành mũi ba vào khoảng 49% và giới chức đang cố gắng cải thiện con số này. Đến nay, Malaysia ghi nhận tổng cộng trên 4,73 triệu người nhiễm COVID-19, bao gồm 36.093 người thiệt mạng
Công ty điều hành đường sắt quốc doanh KAI Indonesia yêu cầu hành khách từ 18 tuổi chưa tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 phải trình kết quả xét nghiệm PCR khi di chuyển trên các chặng dài. Trong một tuyên bố bằng văn bản, người phát ngôn của KAI, bà Eva Chairmanunisa cho biết: "Những người chưa được tiêm mũi vaccine tăng cường ngừa COVID-19 phải xuất trình kết quả xét nghiệm PCR âm tính khi lên tàu". Quy định trên được áp dụng đối với hành khách đi tàu chặng dài, trong đó có hành khách khởi hành từ các ga Gambir, Pasar Senen, Jakarta Kota (thủ đô Jakarta), Bekasi, Cikarang, Karawang và Cikampek (tỉnh Tây Java). KAI có quyền từ chối cung cấp dịch vụ đối với những người không đáp ứng các tiêu chí mới và hoàn vé đầy đủ.
Cũng theo quy định trên, hành khách đi tàu đường dài từ 6 - 17 tuổi đã tiêm mũi vaccine thứ hai ngừa COVID-19 không cần phải trình kết quả xét nghiệm âm tính. Tuy nhiên, những người mới chỉ được tiêm mũi vaccine thứ nhất vẫn phải trình kết quả xét nghiệm âm tính.
Một đợt bùng phát COVID-19 đã xảy ra ở Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc. Hiện nhà chức trách địa phương đã triển khai gấp rút bệnh viện dã chiến quy mô lớn cùng các biện pháp phong tỏa, xét nghiệm đại trà, cách ly kéo dài nhằm kiên quyết thực hiện chiến lược "Zero COVID".
Ngày 15/8, chính quyền Khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) báo cáo 592 ca COVID-19 mới. Trước đó, 3 quan chức tại Tây Tạng đã bị cách chức do đã không ngăn chặn được đà lây lan của dịch. Hiện Tây Tạng đã được đặt trong tình trạng phong tỏa. Các bệnh viện dã chiến sẽ đáp ứng 3.000 giường bệnh. Du khách được ưu tiên xét nghiệm và nhận kết quả nhanh hơn người dân địa phương để có thể ra khỏi Tây Tạng.
Thảnh phố nghỉ mát Tam Á, nằm ở cuối phía Nam đảo Hải Nam, đang đối mặt với làn sóng dịch, trong đó ghi nhận 3.596 ca mắc COVID-19 có triệu chứng, 4.497 ca không triệu chứng trong khoảng thời gian từ ngày 1 - 15/8.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật Bắc Kinh Liu Xiaofeng, nhà chức trách Bắc Kinh đã xác nhận các ca mới trong số những người vừa đi du lịch hoặc trở về thành phố, 3 trong số này được phát hiện mắc bệnh khi đang cách ly, trong khi người còn lại có kết quả dương tính khi sàng lọc trong cộng đồng. Cả 4 người này đều đã nhập viện điều trị, trong đó có 2 người không triệu chứng. Nhà chức trách đã triển khai các biện pháp để phòng ngừa nguy cơ lây lan virus giữa những người tiếp xúc gần và tại các địa điểm liên quan.
Ông Liu Xiaofeng nhận định, Bắc Kinh đang đối mặt với nguy cơ dịch khi có nhiều người đi du lịch và trở về thành phố. Do đó, ông hối thúc việc duy trì công tác phòng ngừa và kiểm soát dịch, đẩy nhanh công tác điều tra dịch tễ và cắt đứt chuỗi lây nhiễm sớm nhất có thể.
Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đại lục ghi nhận gần 700 ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng trong ngày 15/8. Đây là ngày có số ca mắc mới cao nhất trong hơn 3 tháng qua tại Trung Quốc. Ngày 16/8, 591 người nhiễm mới có triệu chứng trong tổng số trên 2.000 ca mắc mới được xác nhận ở nước này. Đến nay, tổng cộng 236.261 dân ở Trung Quốc đã nhiễm virus SARS-CoV-2, bao gồm 5.226 bệnh nhân tử vong.
Ngày 16/8, thành phố Tokyo của Nhật Bản ghi nhận 23.511 ca mắc mới COVID-19, giảm 5.604 ca so với một tuần trước. Theo giới chức chính quyền thành phố, có 36 bệnh nhân thở máy, giảm 2 bệnh nhân so với ngày 15/8. Thành phố Tokyo cũng xác nhận thêm 22 ca tử vong do COVID-19. Trong khi đó, trên toàn Nhật Bản ghi nhận 159.781 ca mắc mới COVID-19 và 215 người tử vong.
Ngày 16/8, Hàn Quốc đã ghi nhận 84.128 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 463 người nhập cảnh từ nước ngoài, đưa tổng số trường hợp nhiễm trên cả nước lên trên 21,5 triệu.
Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), số ca mắc mới đã tăng so với mức 62.078 trước đó một ngày, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức 149.866 được ghi nhận trước đó một tuần được coi là mức cao nhất được ghi nhận trong 4 tháng. Số bệnh nhân chuyển nặng cũng tăng 42 người so với một ngày trước đó, đưa tổng số ca mắc COVID-19 trong tình trạng nguy kịch tại quốc gia này lên 563 ca.
Hàn Quốc cũng ghi nhận thêm 37 ca tử vong liên quan COVID-19, đưa số bệnh nhân thiệt mạng vì căn bệnh này lên 25.710 người. Trong tuần qua, số ca mắc mới COVID-19 trung bình ghi nhận là 115.438 trường hợp. Tỷ lệ tử vong vì bệnh COVID-19 tại Hàn Quốc là 0,12%.
Giới chức Triều Tiên đã kêu gọi người dân không nên mất cảnh giác trước diễn biến dịch COVID-19 khó lường, dù trước đó đã đưa ra tuyên bố khẳng định đã kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Hôm 11/8, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã triệu tập cuộc họp cấp quốc gia nhằm xem xét và thảo luận về tình hình dịch, theo đó quyết định nới lỏng các biện pháp chống dịch khẩn cấp ở mức tối đa được áp dụng trong suốt 3 tháng qua kể từ khi ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên.
Giới chức quốc gia này khẳng định, sự đồng lòng của chính quyền và người dân đã giúp công cuộc chống dịch đạt được những hiệu quả nhất định, dù đến nay nguy cơ virus SARS-CoV-2 lây lan còn tồn tại. Kể từ đó, Triều Tiên đã nới lỏng quy định đeo khẩu trang bắt buộc và các biện pháp chống dịch tại nhiều nơi trên cả nước.
Triều Tiên chính thức thông báo ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên hôm 12/5. Chính quyền nước này ngay lập tức đã ban bố lệnh phong tỏa cấp quốc gia để đảm bảo ngăn ngừa dịch bệnh.
Theo VTV
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm