TP. HCM: Nạn “cò khám, chữa bệnh” là thách thức đối với Ngành Y tế
Sáng ngày 7/2/2023, Thanh tra Sở Y tế đã triển khai 3 đoàn kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật của các phòng khám tư nhân, xung quanh khu vực có thông tin về hiện tượng “cò khám chữa bệnh”, theo phản ánh của báo Thanh Niên. Kết quả kiểm tra đột xuất, bao gồm 01 phòng khám đa khoa, 04 phòng khám chuyên khoa tư nhân, cho thấy có 1 phòng khám có dấu hiệu hoạt động của “cò” dẫn dụ người bệnh đến khám chữa bệnh. Đó là một phòng khám chuyên khoa Nội (ở gần Bệnh viện Ung bướu cơ sở cũ) trên địa bàn quận Bình Thạnh. Các phòng khám còn lại, tuy chưa phát hiện có dấu hiệu “cò”, tuy nhiên, các phòng khám đều có các sai phạm về các quy định chuyên ngành trong quá trình hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Thanh tra Sở Y tế đang phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành xử lý đối với các cơ sở, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật, đặc biệt xử lý nghiêm các phòng khám có dấu hiệu liên kết với “cò” tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Mặc dù BV Ung bướu cơ sở 1 đã chuyển sang cơ sở mới, nhưng “cò” tại cơ sở cũ vẫn còn hoạt động (theo kết quả kiểm tra đột xuất một phòng khám tư nhân ở gần cơ sở cũ của BV Ung bướu)
Nạn “cò” tại các bệnh viện luôn là vấn đề nóng của các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của Thành phố, luôn là thách thức đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự và an toàn cho người bệnh, và gây ảnh hưởng không nhỏ đến nỗ lực xây dựng môi trường phục vụ văn minh, hiện đại, nghĩa tình tại các bệnh viện trên địa bàn Thành phố. Mặc dù ngành y tế và ngành công an đã có nhiều nỗ lực trong sự phối hợp hoạt động, để ngăn chặn nạn “cò bệnh viện” nhưng rõ ràng vẫn chưa đủ sức để răn đe tệ nạn này tại các bệnh viện. Tại Hội thảo khoa học: Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP. HCM, ngày 16/12/2022, do Công an TP. HCM và Sở Y tế tổ chức, Thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP. HCM đã nhận định “Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác phối hợp đảm bảo an ninh, an toàn, tình trạng quá tải, tập trung đông người ở các bệnh viện, cơ sở y tế tại TP. HCM thời gian qua đã và đang là điều kiện làm nảy sinh những hoạt động phức tạp, gây mất an ninh, an toàn như: Trộm cắp, “cò” khám chữa bệnh, cạnh tranh dịch vụ người nuôi bệnh, xe cứu thương chở bệnh...”. Đúng như nhận định này, chỉ trong thời gian ngắn sau đó đã có 2 loạt bài phản ánh về nạn “cò khám chữa bệnh” tại Bệnh viện Mắt (Báo Tuổi trẻ) và tại Phòng khám Medic, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện Ung bướu cơ sở 1 (Báo Thanh niên).
Hiện nay, số lượt khám, chữa bệnh tại các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa trên địa bàn Thành phố đang phục hồi và tăng nhanh trở lại, sau khi dịch bệnh COVID-19 đã được kiểm soát ổn định. Khi số lượt khám tăng cao, cũng chính là thời điểm để nạn “cò” lại tái diễn. Sở Y tế yêu cầu tất cả bệnh viện và các cơ sở khám, chữa bệnh phải rà soát, củng cố hoạt động của đội bảo vệ của cơ sở khám chữa bệnh, tăng cường phối hợp với lực lượng công an địa phương đảm bảo an ninh, trật tự tại các khu vực đông người, nhất là khu vực đăng ký khám bệnh; yêu cầu các bệnh viện đẩy mạnh triển khai các ứng dụng đăng ký khám bệnh từ xa; tăng cường truyền thông để người bệnh cảnh giác với nạn “cò”; và nhất là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm nếu phát hiện tình trạng “cò” ngang nhiên hoạt động trong bệnh viện. Sở Y tế kiến nghị Công an Thành phố chỉ đạo lực lượng công an địa phương tăng cường hỗ trợ các bệnh viện và có biện pháp quyết liệt đối với tệ nạn “cò” tại các bệnh viện.
Về lâu dài, Ngành Y tế Thành phố vẫn kiên trì thực hiện nhiệm vụ do lãnh đạo Thành phố và Bộ Y tế giao phó đó là hỗ trợ nâng cao năng lực cho các bệnh viện tuyến trước (bao gồm các bệnh viện quận, huyện trên địa bàn Thành phố và các bệnh viện tỉnh, thành trong khu vực phía Nam); Ngành Y tế tiếp tục tham mưu lãnh đạo Thành phố ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cho người dân và nhất là tăng cường huy động nguồn lực tư nhân tham gia mở thêm nhiều cơ sở khám, chữa bệnh mới, trong đó nghiên cứu cơ chế phối hợp công – tư với mô hình “chuỗi bệnh viện”, “chuỗi phòng khám” của các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến cuối vốn luôn quá tải và là nơi “cò” luôn lợi dụng để hoạt động.
Theo Sở Y tế TP. HCM

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
FPT Long Châu tiên phong mang giải pháp mới trong điều trị cho người bị bệnh mỡ máu
Bền bỉ với sứ mệnh mang những tiến bộ y học hàng đầu thế giới đến gần hơn với người Việt nhằm nâng cao sức khỏe cộng đồng, FPT Long Châu chính thức giới thiệu giải pháp điều trị mỡ máu thế hệ mới.April 9 at 11:47 am -
Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?
Chi phí điều trị bệnh là không hề rẻ, có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, bao gồm tiền thuốc, xét nghiệm, giường bệnh và chi phí chăm sóc. Đặc biệt, đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ - những đối tượng có nguy cơ cao, nếu cùng nhiễm bệnh sẽ khiến con số này tăng gấp nhiều lần, tạo áp lực lớn về tài chính lẫn tinh thần.April 4 at 11:15 am -
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm