TP. HCM: Nghĩ đau bụng vì hậu COVID-19, bệnh nhân phát hiện sán hình chiếc lá ở gan

Đa phần bệnh nhân bị sán nhập viện đều có các triệu chứng đau bụng, đau âm ỉ… thậm chí có những bệnh nhân nghĩ bị hậu COVID-19 nên không đi khám sớm.
29/04/2022 15:10

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM cho biết, chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh viện tiếp nhận 7 bệnh nhân bị sán lá gan. 

Trường hợp chị Mai Thị Đinh Hương (37 tuổi, ngụ ở quận Tân Phú, TPHCM) nhập viện trong tình trạng đau âm ỉ vùng thượng vị và hạ sườn phải, kèm sốt nhẹ. Lúc đầu, chị nghĩ đau dạ dày nhưng uống thuốc tự mua vẫn không hết. Khi tình trạng này kéo dài đến ngày thứ 10, chị nghĩ hậu COVID-19 gây ra nên vội đến bệnh viện khám. 

781

Hình ảnh sán lá gan được bác sĩ kiểm tra và phát hiện trong người bệnh nhân

Tại khoa Cấp cứu, các bác sĩ ghi nhận bệnh nhân có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa. Kết quả xét nghiệm máu phát hiện bạch cầu ái toan tăng 30% (thông thường dưới 7%). BS.CKI Hoàng Đình Thành - Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TPHCM cho biết: "Đây là một trong những dấu hiệu nghĩ đến bệnh ký sinh trùng. Chúng tôi đã cho người bệnh được siêu âm và tìm thấy ổ áp xe (mủ) ở gan phải (vùng hạ phân thùy 6) kích thước 70x71mm, thâm nhiễm xung quanh, bên trong ổ áp xe này có 4-6 ổ nhỏ rải rác, có kích thước khoảng 18x15mm”. 

Cũng theo BS Hoàng Đình Thành, có nhiều nguyên nhân gây ổ áp xe trong gan như ký sinh trùng (amip, giun và sán), vi trùng hoặc do hoại tử bên trong khối ung thư gan. Kết quả xét nghiệm máu theo kỹ thuật miễn dịch ELISA đã ghi nhận bệnh nhân bị sán lá nhỏ ở gan (thường gọi là sán lá gan nhỏ).

Người bệnh được nhập viện điều trị, uống thuốc diệt sán lá gan và theo dõi tình trạng ổ áp xe, có thể có bội nhiễm vi trùng, có thể phải dùng thêm kháng sinh hoặc chọc dẫn lưu ổ mủ ra ngoài. Những trường hợp sán lá gan tạo ổ áp xe thì phải sau 3- 12 tháng mới liền sẹo. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định và xuất viện sau 10 ngày điều trị.

Trường hợp điển hình nữa là bệnh nhân Đỗ Giang Quỳnh Yến (38 tuổi, quận Tân Phú) bị nhiễm sán lá gan tạo ổ áp xe trong gan. Người bệnh thường ăn tôm sống chấm mù tạt.

Cũng giống trường hợp trên, chị Yến vừa khỏi COVID-19 được 20 ngày thì có cảm giác đau bụng vùng thượng vị nhưng không sốt. Lúc đầu, chị nghĩ đau dạ dày do sử dụng các thuốc khi bị COVID-19. Thế nhưng, sau khi uống thuốc điều trị bệnh dạ dày do tự mua, bệnh vẫn không giảm nên chị nghĩ hậu COVID-19 gây ra.  

Tại khoa cấp cứu, bệnh nhân được siêu âm ổ bụng (gan mật, tụy, lách, thận, bàng quang), xét nghiệm máu phân tích tế bào máu và các xét nghiệm sinh hóa cơ bản …

Các bác sĩ phát hiện bạch cầu ái toan trong máu tăng 27%. Ở gan có ổ áp xe với kích thước 43x76mm và kèm một số ổ khác khoảng kích thước lớn nhất 50x48mm. Kết quả chẩn đoán, chị Yến bị áp xe gan nghĩ do sán lá gan nhỏ. Bệnh nhân được nhập viện theo dõi và điều trị. Sau 7 ngày, bệnh nhân ổn định, xuất viện.

Theo Lao Động

comment Bình luận

largeer