Trẻ em, COVID-19 và những quyết định của người lớn
"Thực ra đây là câu hỏi mà mình rất ngại trả lời vì nó mang một “trách nhiệm lớn” trong đó! Câu trả lời phù hợp cho các câu hỏi như trên mình nghĩ không phải là “có hoặc không” mà các bạn nên tìm hiểu các thông tin cậy, đầy đủ rồi “tự mình” cân nhắc giữa “lợi ích” và “rủi ro” để đưa ra quyết định cho các bé của bạn. Chính mình cũng đã từng đối mặt với những câu hỏi dạng này với trường hợp bé nhà mình (sinh năm 2012).
Hồi khoảng tháng 3 năm 2021, sau 1 năm đóng cửa trường học vì COVID-19, nhà trường cho phụ huynh tự chọn cách học cho bé, ở nhà học trực tuyến (online) hoặc đến trường học trực tiếp với thầy/cô. Tỉ lệ chọn lựa của các phụ huynh mỗi bên là khoảng 50/50 phần trăm (mình nhớ là bên chọn online nhiều hơn 1 tí, hơn khoảng vài phần trăm thôi), mình thuộc nhóm quyết định gửi bé đi học trực tiếp ở trường. Lý do hai vợ chồng mình đưa ra quyết định này là do:
Bé nhà mình không có bệnh nền và bé đang ở cái tuổi mà nguy cơ trở nặng do COVID-19 là cực kỳ thấp.
Hai vợ chồng mình cũng đã tiêm ngừa vaccine COVID-19, không có bệnh nền do vậy nguy cơ lây bệnh từ bé và trở nặng cũng thấp.
Sau hơn 1 năm học online, mình cảm nhận được sự suy sụp về tinh thần của bé khi không được giao tiếp trực tiếp với bạn bè, thầy cô.
(Ảnh minh họa)
Đầu tháng 11 năm 2021, vaccine COVID-19 cho trẻ em với liều 1/3 so với người lớn của Pfizer/BioNTech đã được FDA (Mỹ) chấp thuận sử dụng khẩn cấp. Tuy nhiên, mình đã hoãn việc tiêm vaccine cho bé đến tận tháng 2 vừa rồi mới tiêm ngừa là do:
Bé đã trở lại trường học từ tháng 3, tính đến tháng 11, tức sau 8 tháng, bé và các bạn của bé vẫn ổn, nhà trường cũng không có sự cố nào bùng dịch mà phải đóng cửa trường. Trong môi trường đó, dù rằng các bé đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay nhưng tụi nhỏ thường chơi đùa với nhau khá “hồn nhiên” (chuyện khẩu trang rớt xuống mũi, đưa tay lên mặt, nói chuyện gần với nhau là xảy ra thường xuyên,…) có thể chúng đã có nhiễm nhưng hầu hết đều đã khỏi nhanh và không có triệu chứng. Điều này cho thấy khá phù hợp với các báo cáo khoa học về tỉ lệ mắc bệnh và biểu hiện của trẻ trong độ tuổi này. Nói chung là khá ổn, mình không có lý do gì phải cho bé vội vàng đi tiêm ngừa cả.
Như trong các bài phân tích trước của mình về bệnh COVID-19 và độ tuổi thì cán cân giữa “lợi ích” và “rủi ro” của vaccine có lẽ không còn nhiều như đối với người lớn nữa do ở độ tuổi này nguy cơ cao trở nặng khi mắc COVID-19 thấp, mà hiện tượng viêm cơ tim do vaccine có lẽ tăng dần (nam nhiều hơn nữ) khi sử dụng trên người có độ tuổi càng thấp hơn. Ví dụ như theo như dữ liệu của CDC trong năm 2021 vừa qua thì cho thấy rằng cứ 1 triệu liều vaccine thì hiện tượng viêm cơ tim xảy ra ở người 12-17 tuổi là 56-69 ca ở nam giới và 8-10 ca ở nữ giới, trong khi đó ở độ tuổi trên 30 thì tỉ lệ này chỉ còn khoảng dưới 5 ca!
Hiện nay, các biến chủng mới xuất hiện với những thay đổi trên protein S làm cho những người đã tiêm vaccine nhưng vẫn bị nhiễm. Tuy rằng, khả năng bảo vệ ngăn cản bệnh tiến triển nặng của vaccine vẫn còn nhưng điều này đã làm cho “ý nghĩa” của việc ngăn lây nhiễm giảm ở những người đã tiêm vaccine trong cộng đồng. Điều này càng làm cho cán cân “lợi ích” đối với vaccine cho trẻ nhỏ bớt nặng ký đi.
Mình mới cho bé tiêm ngừa hồi tháng 2 vừa rồi vì gần đây ở Mỹ và 1 số nước bắt đầu có những quy định về passport vaccine, việc tiêm vaccine có thể giúp bé đi lại hoặc tham gia các hoạt động dễ dàng và tự tin hơn. Ngoài ra, ở độ tuổi 5-11 tuổi, với liều 1/3 so với người lớn thì các dữ liệu khoa học cho đến nay cho thấy có vẻ nhóm này ít bị triệu chứng phụ nguy hiểm hơn (như viêm cơ tim) như nhóm trẻ từ 12-17 tuổi (có thể do liều thấp hơn hoặc trẻ nhỏ tuổi ít mẫn cảm hơn, cần nhiều nghiên cứu khoa học hơn để hiểu rõ).
Nói chung, khi việc đưa ra một quyết định cảm thấy khó khăn thì chúng ta nên đưa các yếu tố “lợi ích” và “nguy cơ” lên bàn cân. Nếu bé nhà mình là trẻ bị béo phì hoặc có bệnh nền thì có lẽ mình đã có những quyết định khác như tiếp tục cho bé học online lúc hồi tháng 3/2021 hoặc đưa bé đi tiêm ngừa vaccine trong những tuần đầu tiên FDA mới cho phép sử dụng đại trà vaccine COVID-10 ở trẻ 5-11 tuổi.
Mong rằng bài viết này giúp các bạn hiểu rõ hơn việc đưa ra quyết định tiêm ngừa vaccine cho trẻ nhỏ nên cân nhắc như thế nào".
TS Nguyễn Hồng Vũ - Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA; Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm