Trẻ thở khò khè có đờm phải làm gì

Trẻ thở khò khè có đờm nên làm gì? Có vô vàn vấn đề về sức khỏe khi chăm sóc trẻ dưới một tuổi khiến các bậc cha mẹ lo lắng. Khi trẻ thở khò khè có đờm là hiện tượng mà hầu hết đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua và rất dễ khiến các bậc cha mẹ nhầm lẫn dẫn tới ngộ nhận.
06/11/2017 14:55

Khi trẻ thể nào thì gọi là thở khò khè?

Khò khè là hiện tượng đường hô hấp xuất hiện những cơn co thắt và phát ra tiếng trầm. Bạn có thể nghe rõ bằng tai khi bé thở mạnh. Và nếu áp tai vào gần miệng trẻ bạn sẽ nghe thấy âm thanh như tiếng ngáy. Bệnh khò khè của trẻ nếu bị nặng hơn sẽ dẫn đến khó thở, lồng ngực trẻ bị co lõm nếu gắng thở.

tre tho kho khe co dom phai lam gi

 

Trẻ thở khò khè có đờm phải làm gì? Khò khè là hiện tượng hô hấp xuất hiện những cơn co thắt và phát ra tiếng trầm

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc trẻ bị thở khò khè, và chủ yếu là do các bệnh về đường hô hấp. Các bệnh lý dẫn đến tình trạng thở khò khè gồm hen suyễn, viêm phế quản, viêm mũi, tim bẩm sinh, trào ngược dạ dày... Như vậy cha mẹ rất dễ nhầm lẫn việc trẻ thở khò khè do bệnh lý nào.

Phân biệt tiếng thở khò khè ở mỗi bệnh lý

Trẻ thở khò khè do bệnh hen suyễn

Hầu hết bệnh thở khò khè ở trẻ là xuất hiện bởi bệnh hen suyễn. Và đặc biệt trẻ sau 4 tuổi mà bị mắc khò khè thì đa phần đều là do hen suyễn. Vì khò khè chính là 1 dấu hiệu để nhận biết bệnh hen suyễn.

Ngoài ra những dấu hiệu khác của bệnh hen suyễn là ho nhiều kèm theo tiếng thở khò khè, thở ngắn hoặc khó thở. Nếu bệnh nặng có thể khiến ngực trẻ bị co lõm mỗi khi thở và khó chịu, quấy khóc.

tre tho kho khe co dom phai lam gi 1

 

Trẻ thở khò khè có đờm phải làm gì? Hầu hết triệu chứng thở khò khè xuất hiện ở trẻ là do hen suyễn

Bệnh hen suyễn có thể bị di truyền nên khi người thân trong gia đình bị hen suyễn thì nguy cơ trẻ mắc bệnh là rất cao. Những trẻ mà bị lác sữa, tiền căn di ứng nổi mề đay khi còn nhỏ cũng dễ mắc bệnh hen suyễn.

Do môi trường sống bị ô nhiễm và không gian bị thu hẹp, trẻ không đủ không khí trong lành để thở nên tỷ lệ mắc hen suyễn ở trẻ nhỏ ngày càng tăng. Ngoài ra hen cũng là một loại bệnh dị ứng nên một số loại đồ ăn thức uống có thể gây ra bệnh hen. Vì vậy để tránh được bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ thì nên tránh những không gian sống kín, dơ bẩn và ô nhiễm. Hay là không gian có lông động vật, nước hoa, mùi lạ, gián....

Theo chuyên gia thì khi trẻ bị hen suyễn nếu được chuẩn đoán và uống thuốc đúng bệnh sẽ thuyên giảm. Nếu không chắc chắn trẻ thở khò khè không phải do bị hen suyễn mà là một bệnh lý khác. Khuyến cáo của bác sĩ là nên không nên để bác sĩ trị hen cho người lớn chuẩn đoán hen cho trẻ nhỏ để tránh trường hợp bi sai sót.

Nếu trẻ dưới 5 tuổi được điều trị hen suyễn sớm thì bệnh sẽ được cải thiên rất nhiều và chức năng phooir sẽ tốt hơn.

Trẻ khò khè do dị tật tim bẩm sinh

Nếu mắc bệnh lý này thì trẻ sẽ có dấu hiệu kèm theo là ho dai dẳng, vả mồ hôi và chóng mệt lả. Ngực của trẻ bị co lõm khi thở, và ở một số trẻ nhỏ sẽ xuất hiện tình trạng da tái nhợt, môi, chân, tay tím tái mỗi khi khóc.

tre tho kho khe co dom phai lam gi 2

 

Trẻ thở khò khè có đờm phải làm gì? Khi trẻ thở khò khè do tim thì sẽ xuất hiện 1 số biểu hiện như ho dai dẳng, vả mồ hôi. mệt lả, tái nhợt

Bệnh tim dù nguy hiểm nhưng với công nghệ y học hiện đại như hiện nay thì không phải là không chữa khỏi.

Trẻ thở khò khè do những bệnh lý khác

Khi trẻ dưới 3 tuổi mà xuất hiện triệu chứng thở khò khè nhưng không có biểu hiện của việc bị dị ứng thức ăn hay thời tiết thì có thể trẻ đã bị nhiễm virut.

Nếu trẻ dưới 1 tuổi bị thở khò khè mà không có triệu chứng bệnh lý gì thì có thể do bé thay đổi tư thế làm sụn thanh quản mềm hoặc chèn ép các mạch máu cùng thanh quản gây nên.

Khi trẻ thở khò khè cũng có thể do nguyên nhân axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên. Từ đó dẫn tới việc trẻ hít phải và bị viêm đường hô hấp, trẻ sẽ thở khò khè nhiều hơn.

tre tho kho khe co dom phai lam gi 3

 

Trẻ thở khò khè có đờm phải làm gì? Khi trẻ thở khò khè hãy rửa mũi cho bé bằng nước muối sinh lý rồi quan sát hiện tượng khò khè có giảm

Các mẹ cũng rất dễ nhầm lẫn giữa việc trẻ thở khò khè do bệnh lý và do nghẹt mũi. Nghẹt mũi là hiện tượng thường gặp của trẻ nhỏ, bởi mũi của trẻ rất nhỏ mà trẻ là thở bằng mũi là chủ yếu. Vì thế chỉ cần môi trường thay đổi, thời tiết trở lạnh là trẻ rất dễ mắc bệnh về hô hấp. Nhưng nếu được thông mũi thì bé sẽ hết khò khè và thở bình thường lại.

Khi bị viêm phổi trẻ sẽ thở khò khè kèm theo các triệu chứng như ho, sốt và khó thở.

Nếu bị Viêm phế quản cấp thì trẻ sẽ bị khó thở, khan tiếng kèm theo cùng tiếng thở khò khè.

Trẻ bị viêm amidan cũng gây ra tình trạng thở khò khè.

Khi trẻ thở khò khè kèm theo các triệu chứng nôn, ói, tím tái thì phải xem xét trường hợp trẻ mắc dị vật trong họng.

Nên làm thế nào khi trẻ thở khò khè?

Trước tiên các bậc cha mẹ cần xác định xem con nhỏ thở khò khè là từ nguyên nhân nào để kịp điều trị cho bé. Đặc biệt là phải theo dõi dấu hiệu của bệnh có nặng hơn không để đưa bé đi khám chữa kịp thời.

Vệ sinh mũi cho bé bằng dung dịch nước muối để đảm bảo mũi bé được thông thoáng và sạch sẽ.

Sử dụng tinh dầu tràm cho bé mỗi buổi tối, lúc ra ngoài để tránh trẻ bị lạnh.

Nếu trẻ thở khò khè thêm những tình trạng sau thì phải đưa bé đi bác sĩ khám ngay:

  • Trẻ đột ngột bị thở khò khè
  • Trẻ thở khò khè, thở mệt, tái xanh.
  • Trẻ ho khàn tiếng vào ban ngày còn buổi tối thì thở khò khè tăng, cần đưa tới bệnh viện để theo dõi.
  • Trẻ thở khò khè kèm theo hiện tượng nôn, ói.
  • Trẻ có tiền căn bị hen suyễn, khó thở cùng với triệu chứng thở khò khè
  • Tình trạng khò khè diễn ra lâu, trẻ bỏ ăn và chậm lên cân.

Tuy đây là hiện tượng phổ biến của trẻ nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan, phải tìm ra nguyên nhân và có phương hướng điều trị thích hợp cho bé. Tránh để lâu ngày phòng trường hợp xấu xảy ra.

comment Bình luận

largeer