Trị ngứa, nổi mề đay cho bà bầu bằng lá khế
Vì sao bà bầu hay bị ngứa và nổi mề đay?
Bị ngứa ngáy, nổi mề đay khi mang thai là tình trạng các bà bầu rất dễ gặp trong 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối thai kỳ. Đặc trưng bởi sự xuất hiện của các đốm đỏ, hồng trên da gây ngứa ngáy khó chịu.
Tình trạng ngứa ngáy, nổi mề đay khi mang thai có thể là do một số nguyên nhân sau đây:
(Ảnh minh hoạ)
Nội tiết tố thay đổi đổi ngột
Dị ứng với thời tiết
Tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố dị nguyên
Hệ miễn dịch suy yếu
Dị ứng với thực phẩm
Lạm dụng hay bị dị ứng với dược phẩm
Tâm lý căng thẳng, lo lắng quá mức khi mang thai
Vùng da bụng bị giãn nhiều
Tình trạng ngứa ngáy nổi mề đay khi mang thai thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không nghiêm túc khắc phục sớm thì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu. Hơn nữa còn gián tiếp tác động xấu đến sự phát triển của thai nhi.
Trị ngứa cho bà bầu bằng lá khế có tốt không?
Nhiều bà bầu bị nổi mề đay thường hoang mang không biết nên làm gì để khắc phục. Bởi khi mang thai, việc sử dụng thuốc thường không được khuyến khích.
Rất nhiều phụ nữ mang thai đã tìm đến các mẹo tự nhiên để khắc phục tình trạng nổi mề đay gây ngứa ngáy trong thai kỳ. Trong đó trị ngứa, nổi mề đay cho bà bầu bằng lá khế là giải pháp được áp dụng khá phổ biến. Đặc biệt là với những trường hợp bị nổi mề đay cấp có biểu hiện nhẹ.
Lá khế là vị thuốc nam quen thuộc có vị chua se và tính bình. Nó có rất nhiều công dụng như tiêu viêm, lợi tiểu và làm giảm ngứa ngáy. Vì vậy, sử dụng bài thuốc từ lá khế sẽ hỗ trợ làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và sưng viêm.
Ngoài ghi chép từ các tài liệu đông y thì một số nghiên cứu hiện đại cũng tìm thấy nhiều thành phần chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất trong lá khế. Chúng có tác dụng ức chế hại khuẩn, nấm men và giúp phục hồi các mô da hư hại.
Cách trị ngứa, nổi mề đay cho bà bầu bằng lá khế được đánh giá là có độ an toàn cao. Hơn nữa chi phí thực hiện cũng rất thấp. Tuy nhiên mẹo chữa này tận dụng dược tính tự nhiên của lá khế nên hiệu quả có phần hạn chế hơn thuốc Tây.
Chính vì vậy, bà bầu chỉ nên dùng lá khế chữa ngứa, nổi mề đay khi tổn thương da còn ở mức độ từ nhẹ tới trung bình. Tuyệt đối không áp dụng trong trường hợp tổn thương da xuất hiện dấu hiệu bội nhiễm.
Hướng dẫn 5 cách trị ngứa, nổi mề đay cho bà bầu bằng lá khế
Trong dân gian lưu truyền rất nhiều cách trị ngứa, nổi mề đay cho bà bầu bằng lá khế. Tuy nhiên thực tế ghi nhận, không phải mẹo chữa nào cũng mang lại tác dụng và cải thiện lâm sàng tốt.
Chính vì vậy, các bà bầu nên chọn lọc và áp dụng mẹo chữa phù hợp với hiện trạng đang mắc phải. Dưới đây là 5 mẹo trị ngứa, nổi mề đay cho bà bầu bằng lá khế được áp dụng tương đối phổ biến:
Trị ngứa cho bà bầu bằng cách tắm nước lá khế
Tắm nước sắc lá khế là mẹo chữa mề đay, ngứa ngáy được dùng phổ biến cho bà bầu và những người bị nổi mề đay toàn thân. Cách chữa này có thể đáp ứng tốt với trường hợp bị nổi mề đay trên diện rộng do nhiều nguyên nhân. Điển hình như rối loạn nội tiết, căng thẳng thần kinh, dị ứng thời tiết hay dị ứng thực phẩm.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn vị 1 nắm lá khế tươi (có thể dùng kèm với cành non)
Nguyên liệu đem ngâm nước muối 10 phút và rửa lại 2 – 3 lần với nước sạch
Vò nhẹ lá khế rồi cho vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước
Khi nước sôi thì giảm lửa đun thêm khoảng 3 – 5 phút nữa
Đổ nước sắc lá khế ra chậu, thêm nước lã vào pha cho ấm
Dùng nước này để tắm và làm sạch cơ thể
Có thể tận dụng bã lá khế để đắp lên những vùng da bị ngứa nhằm nâng cao hiệu quả điều trị
Chườm nóng bằng lá khế giúp giảm ngứa cho bà bầu
Trường hợp bị nổi mề đay hay ngứa ngáy da do thay đổi thời tiết đột ngột (chuyển từ nóng sang lạnh) thì bà bầu có thể áp dụng mẹo chữa này. Theo kinh nghiệm dân gian, lúc này, bà bầu bị nổi mề đay là hệ quả của việc cơ thể bị nhiễm hàn và trúng phong.
Việc rang nóng lá khế và chườm đắp lên vùng da xuất hiện triệu chứng có thể giúp loại bỏ khí hàn. Đồng thời làm giảm ngứa ngáy và viêm do tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa gây ra.
Thông thường, mề đay do dị ứng thời tiết sẽ kích hoạt tổn thương ở dạng ban da và mẩn ngứa nhẹ, không có hiện tượng tụ mủ hoặc sưng đỏ. Với các trường hợp bị mề đay có mủ, bà bầu tuyệt đối không áp dụng mẹo chườm nóng bằng lá khế. Bởi có thể gây đau nhức, làm vỡ mủ ứ bên trong.
Hướng dẫn thực hiện:
Bà bầu cần chuẩn bị 1 nắm lá khế tươi
Ngâm rửa nguyên liệu thật sạch với nước muối loãng rồi vớt ra để ráo
Cho lên chảo nóng rang trên lửa vừa tới khi lá khế héo vàng và khô lại
Dùng 1 miếng vải thưa bọc lá khế lại và chườm trực tiếp lên những vùng da bị nổi mề đay và ngứa ngáy
Thực hiện chườm đắp cho đến khi thảo dược nguội hẳn
Kết hợp lá khế và muối biển
Trường hợp mẹ bầu bị nổi mề đay và ngứa ngáy khu trú do bị côn trùng cắn hay tiếp xúc với hóa chất thì có thể áp dụng mẹo chữa từ lá khế và muối biển. Bên cạnh tác dụng làm giảm ngứa ngáy, sưng đỏ thì mẹo chữa này còn có khả năng sát trùng nhẹ. Đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm kích hoạt trên vùng da tổn thương.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị 1 nắm lá khế chua và 1 ít muối biển
Lá khế ngâm rửa với nước muối cho thật sạch
Sau đó vớt ra để ráo nước rồi đem đi giã nát
Thêm 1 ít muối vào trộn đều lên rồi đắp lên bề mặt da tổn thương
Sau 15 phút thì dùng nước ấm rửa sạch và lau khô với khăn mềm
Trước khi đắp thuốc lên da cần làm sạch và lau khô vùng da tổn thương
Trị ngứa cho bà bầu bằng lá khế và thảo dược khác
Trong một số trường hợp, việc sử dụng lá khế đơn thuần sẽ không thể đáp ứng với triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa. Đặc biệt là khi vùng da tổn thương có lở loét và nổi mủ. Lúc này, bà bầu có thể thử kết hợp lá khế với lá thanh hao và lá long não để điều trị hiệu quả hơn.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị lá khế chua, lá thanh hao và lá long não mỗi thứ 1 lượng vừa đủ
Đem nguyên liệu đi ngâm rửa với nước muối cho thật sạch
Sau đó cho vào nồi, thêm 2 lít nước đun sôi trong 10 phút
Đổ nước sắc thảo dược ra chậu, pha nước lã vào cho ấm
Dùng nước để tắm còn bã thảo dược có thể tận dụng đắp lên vùng da tổn thương
Uống nước lá khế trị ngứa cho bà bầu
Ngoài việc dùng lá khế theo các bài thuốc ngoài thì bà bầu còn có thể trị mề đay mẩn ngứa bằng nước sắc lá khế dùng uống. Loại nước sắc này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu và giải độc.
Uống nước sắc lá khế giúp bà bầu thanh thải độc tố và điều hòa chức năng gan thận. Mẹo chữa này phù hợp trong điều trị ngứa, nổi mề đay ở bà bầu do chức năng gan kém hay do dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên cần tham khảo trước với bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai kỳ.
Hướng dẫn thực hiện:
Chuẩn bị khoảng 20g lá khế tươi
Đem lá khế ngâm trong nước muối loãng 5 phút rồi rửa lại vài ba lần với nước sạch
Sau đó cho vào ấm, thêm 1 lít nước vào đun khoảng 20 phút
Loại bỏ phần bã đi, chia lượng nước sắc thu được làm nhiều lần uống trong ngày
Lưu ý khi dùng lá khế trị ngứa cho bà bầu
Lá khế là thảo dược tự nhiên lành tính nên ít gây mẫn cảm và kích ứng, ngay cả khi sử dụng cho bà bầu. Tuy nhiên nếu thiếu cẩn trọng hay thực hiện không đúng cách thì bà bầu vẫn có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ.
Chính vì vậy, trong quá trình áp dụng, các bà bầu cần chú ý đến một số thông tin sau:
Cách trị ngứa, nổi mề đay bằng lá khế chỉ có tác dụng hỗ trợ. Do đó nếu tình trạng nổi mề đay gây ngứa dữ dội thì bà bầu nên thăm khám bác sĩ. Lúc này, một số loại thuốc uống và thuốc bôi có thể được chỉ định khi cần thiết.
Lá khế có thể chứa nhiều tác nhân gây hại như vi khuẩn, nấm men, bụi bẩn, xác động vật… Chính vì vậy, trước khi sử dụng bà bầu nên ngâm rửa thật sạch với nước muối loãng để giảm thiểu nguy cơ kích ứng và viêm nhiễm.
Có thể dùng lá khế chà xát lên da để khắc phục tình trạng ngứa ngáy. Tuy nhiên với cách này cần thao tác nhẹ nhàng để tránh gây trầy xước da hay chảy máu.
Song song với việc điều trị cần chú ý tìm hiểu căn nguyên gây nổi mề đay. Từ đó khắc phục nguyên nhân để tránh mề đay lan trên diện rộng.
Trường hợp vùng da bị ngứa ngáy và nổi mề đay có dấu hiệu bội nhiễm thì bà bầu cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ hướng dẫn cách điều trị kịp thời và phù hợp.
Dùng lá khế trị ngứa và nổi mề đay cho bà bầu chỉ là mẹo dân gian nên hiệu quả không có tính đồng nhất. Trường hợp không nhận được kết quả tốt khi áp dụng thì các bà bầu nên thay đổi biện pháp điều trị.
Lá khế mặc dù khá lành tính nhưng vẫn có thể gây dị ứng ở những người có làn da mỏng và nhạy cảm. Nếu phát sinh các biểu hiện bất thường khi áp dụng thì bà bầu cần ngưng ngay để tránh gặp phải tình huống rủi ro.
Bên cạnh các biện pháp điều trị thì bà bầu được khuyên là nên kết hợp với chế độ chăm sóc da và ăn uống hợp ý. Điều này sẽ giúp tác động toàn diện hơn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa trong thai kỳ.
Theo Thuốc Dân tộc
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm