Triều Tiên: Mua 10 triệu khẩu trang từ Trung Quốc trước khi thông báo ca COVID-19
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, quốc gia 26 triệu dân đã báo cáo những ca mắc COVID-19 đầu tiên vào ngày 12/5, sau hơn 2 năm không ghi nhận ca mắc nào, tách biệt hoàn toàn với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, cơ sở dữ liệu hải quan của Trung Quốc mới đây cho biết nước này đã xuất khẩu 1,4 triệu chiếc khẩu trang sang Triều Tiên vào tháng 1. Điều này cho thấy Bình Nhưỡng đã tích trữ các thiết bị bảo hộ y tế ít nhất kể từ đầu năm nay.
Sau đó, lượng nhập khẩu khẩu trang đã tăng lên 3,2 triệu chiếc trong tháng 4, nâng tổng số lên 10,68 triệu chiếc trong 4 tháng đầu năm, trị giá 265.851 USD.
Dữ liệu cũng cho thấy Trung Quốc - lần đầu tiên sau hơn một năm - xuất khẩu 625 sản phẩm trang phục bảo hộ dùng trong phẫu thuật hoặc y tế sang Triều Tiên vào tháng 1, sau đó thêm 1.500 sản phẩm vào tháng 2.
Trung Quốc đã xuất khẩu 2.844 bộ nhiệt kế sang Triều Tiên vào năm 2021, nhưng khối lượng đã tăng vọt lên 66.000 bộ vào tháng 1, với tổng lượng xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm là 94.840 bộ. Triều Tiện cũng đã nhận 1.140kg thuốc thử - dùng cho các xét nghiệm COVID-19 – từ Trung Quốc vào tháng 3, và thêm 60kg vào tháng 4.
Xuất khẩu thiết bị hô hấp trị liệu của Trung Quốc sang Triều Tiên, vốn đứng ở mức 0 vào năm 2021, cũng bắt đầu có chuyển biến vào tháng 1, với giá trị thương mại đạt 2.769 USD. Giá trị xuất khẩu trong tháng 4 tăng gấp trăm lần so với tháng 1, bao gồm 1.000 máy thở không xâm lấn - thường được sử dụng để làm giảm nồng độ ôxy trong máu và điều trị khó thở ở bệnh nhân COVID-19 - trị giá 266.891 USD
Trung Quốc cũng đã xuất khẩu 1.300 máy theo dõi bệnh nhân sang Triều Tiên vào tháng 4. Trong khi nước láng giềng phía bắc đã không nhập khẩu thiết bị nào vào năm 2020 và 2021. Xuất khẩu các thiết bị y tế khác sang Triều Tiên - chẳng hạn thiết bị gây mê và máy đo huyết áp - cũng đã tăng mạnh trong năm nay.
Tháng trước, Trung Quốc cũng xuất khẩu 3.038 kg thuốc khử trùng sang Triều Tiên, vượt tổng số 2.155kg so với năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên đạt 98 triệu USD vào tháng 4, mức cao nhất kể từ tháng 2/2020.
Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã giảm sút khi Liên hợp quốc áp đặt một số lệnh trừng phạt Bình Nhưỡng do chương trình vũ khí hạt nhân của nước này. Ngoài ra, thương mại giữa hai nước đã giảm đáng kể kể từ khi Triều Tiên phong tỏa đất nước trong nỗ lực hạn chế virus lây lan.
Tuy nhiên, vào tháng 1 năm nay, hai nước đã nối lại dịch vụ tàu hàng xuyên biên giới qua thành phố Đan Đông của Trung Quốc sau hơn một năm tạm ngừng hoạt động. Song, hoạt động này một lần nữa bị đình trệ vào cuối tháng 4 khi thành phố này ghi nhận các trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 . Đây là cửa ngõ giao thương của ít nhất 70% thương mại giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Triều Tiên đã ghi nhận 1 ca tử vong mới và trên 100.000 ca nghi mắc COVID-19 vào hôm 27/5. Số ca mắc sốt ở nước này vẫn duy trì ở mức dưới 200.000 ca trong ngày thứ 6 liên tiếp. Cho đến nay, nước này đã ghi nhận tổng số 3,27 ca sốt. Trong đó, có trên 3,03 triệu người đã hồi phục và ít nhất 233.090 người đang được điều trị. Số ca tử vong là 69 người.
Các ca sốt hàng ngày tại Triều Tiên đang có xu hướng giảm sau khi đạt đỉnh trên 392.920 ca vào ngày 15/5. Bình Nhưỡng cho biết họ đã đạt được thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus vào đầu tuần này. Theo đó, Triều Tiên đang dần ngăn chặn virus lây lan trên toàn quốc và dịch bệnh đang có “xu hướng ổn định”, sau khi giới chức triển khai hệ thống kiểm soát virus “khẩn cấp tối đa”. Triều Tiên không báo cáo số người dương tính với virus SARS-CoV-2, thay vào đó nước này chỉ báo cáo số người có triệu chứng sốt.
Theo Tin Tức
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm