Trời lạnh có thể làm tăng tỉ lệ xoắn tinh hoàn

Một nghiên cứu kéo dài nhiều năm được công bố trên tạp chí nghiên cứu về tiết niệu The Journal of Urology, đã phát hiện khi nhiệt độ và độ ẩm không khí giảm có thể khiến tỷ lệ xoắn tinh hoàn tăng lên.
24/12/2022 08:52

Nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về điều kiện thời tiết, bao gồm mùa, nhiệt độ, độ ẩm và áp suất khí quyển tại thời điểm xuất hiện các triệu chứng. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ trung bình khi bắt đầu xảy ra triệu chứng là từ là 6,9 độ C (trong khoảng từ -12 đến 23 độ C), theo chuyên trang nghiên cứu khoa học Researchgate.

81% số bệnh nhân khởi phát triệu chứng khi nhiệt độ không khí dưới 15 độ C.

Kết quả cho thấy khi nhiệt độ và ẩm độ không khí càng giảm thì tỷ lệ xoắn tinh hoàn càng tăng, cao nhất là vào mùa xuân và mùa đông, lên đến 36,2%, theo Researchgate.

 xoắn tinh hoàn (Nguồn Sở Y tế Nam Định)

xoắn tinh hoàn (Nguồn Sở Y tế Nam Định)

Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn xảy ra khi một tinh hoàn xoay, làm xoắn thừng tinh đưa máu đến bìu. Lưu lượng máu giảm gây đau và sưng đột ngột và thường dữ dội. Xoắn tinh hoàn phổ biến nhất ở độ tuổi từ 12 đến 18, nhưng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, ngay cả ở thai nhi.

Xoắn tinh hoàn thường phải phẫu thuật khẩn cấp. Nếu được điều trị nhanh chóng, tinh hoàn thường có thể được cứu. Nhưng khi dòng máu bị cắt quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương nặng đến mức phải cắt bỏ, theo Phòng khám Mayo Clinic.

Các triệu chứng của xoắn tinh hoàn

Các triệu chứng của xoắn tinh hoàn bao gồm đau đột ngột, dữ dội ở bìu; sưng bìu; đau bụng, buồn nôn và nôn, một tinh hoàn có vị trí cao hơn bình thường hoặc ở một góc bất thường, đi tiểu thường xuyên, sốt.

Những cậu bé bị xoắn tinh hoàn thường thức dậy vì đau bìu vào nửa đêm hoặc sáng sớm.

Nguyên nhân xoắn tinh hoàn

Gọi là xoắn tinh hoàn nhưng thực ra hiện tượng xoắn chỉ xảy ra ở cuống tinh hoàn, tức là xoắn thừng tinh. Khi mới hình thành trong bào thai, tinh hoàn của bé trai nằm cạnh 2 quả thận. Lúc thai được 3 tháng, trong khi thận nhích lên một tí, thì 2 hòn bi lại chui dần ra khỏi bụng. Khi bé trai ra đời mỗi bi dính với bụng bằng một cuống mạch máu dài gọi là thừng tinh.

Hòn bi với dây thừng tinh giống như quả bóng treo trên dây nó có thể lắc lư, xoay qua xoay lại, và nếu xoay quá đà thì xoắn luôn. Khi thừng tinh bị xoắn mạch máu nuôi tinh hoàn nằm trong thừng tinh sẽ bị xoắn lại và tắc. Máu không thể lưu thông để nuôi tinh hoàn và nếu tình trạng này kéo dài quá 6 giờ thì các tế bào của tinh hoàn sẽ chết.

Xoắn tinh hoàn thừng tinh được chia làm 2 nhóm:

- Xoắn ngoài tinh mạc: Cơ chế do dây chằng bìu tinh hoàn chưa được cố định hoàn toàn, tinh hoàn di chuyển và tự xoay quanh trục tự do trong bìu dẫn tới xoắn. Loại này thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ.

- Xoắn trong tinh mạc: loại này thì gặp ở nam giới và thanh niên trưởng thành. Do sự bất thường của thừng tinh và tinh mạc bám cao làm cho tinh hoàn di động như quả lắc chuông, gây nên nguy cơ xoắn tinh hoàn là rất cao. Ngoài ra theo cơ chế cơ nâng bìu nên đa phần tinh hoàn bên trái sẽ xoắn ngược chiều kim đồng hồ còn tinh hoàn bên phải thì ngược lại xoắn cùng chiều kim đồng hồ.

 Biến chứng

Xoắn tinh hoàn có thể gây ra các biến chứng sau:

Tổn thương hoặc hỏng tinh hoàn: Khi xoắn tinh hoàn không được điều trị trong vài giờ, lưu lượng máu bị chặn có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho tinh hoàn. Nếu tinh hoàn bị tổn thương nặng thì phải phẫu thuật cắt bỏ.

Ảnh hưởng khả năng có con: Trong một số trường hợp, tổn thương hoặc mất tinh hoàn ảnh hưởng đến khả năng có con, theo Mayo Clinic.

Phòng ngừa

Tinh hoàn có thể xoay trong bìu là một đặc điểm di truyền ở một số nam giới. Đối với người có đặc điểm này, cách duy nhất để ngăn ngừa là phẫu thuật để cố định cả hai tinh hoàn vào bên trong bìu.

 Điều trị xoắn tinh hoàn

Thực người bệnh hay chủ quan, nghĩ viêm nên tự điều trị, chỉ khi đau quá, các triệu chứng không thuyên giảm thì mới đến khám. Đây là lí do khiến người bệnh phải cắt tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn là bệnh không quá hiếm gặp có thể cứu chữa kịp thời nếu bệnh nhân đến bệnh viện trong vòng 4 – 6 giờ mà không để lại di chứng. Bác sĩ sẽ tháo xoắn thừng tinh, cố định tinh hoàn để nó không xoắn nữa. Ngay cả tinh hoàn bên kia dù không bị sao cũng được bác sĩ khâu cố định với mục đích phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Theo dõi:

Nhiễm trùng sau mổ

Hoại tử tinh hoàn, teo tinh hoàn sau mổ tháo xoắn giữ tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn tái phát

Bạn bên tái khám sau 1-3-6 tháng, theo dõi kết quả điều trị, xử lý tai biến chứng theo dõi tinh hoàn còn lại

 

PV tổng hợp

comment Bình luận

largeer