Tự ý uống thuốc đau lưng của mẹ nên bị sốc phản vệ

Một người phụ nữ tại Cần Thơ vì bị đau lưng nên đã tự ý lấy thuốc của mẹ ra để uống thì bị rơi vào tình trạng sốc phản vệ bị ngứa toàn thân, chi lạnh, huyết áp hạ thấp, thở nhanh và sưng nề mặt.
07/09/2020 16:05

Sáng ngày 7/9, theo thông tin ghi nhận được từ Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ Phạm Thanh Phong, thì hiện các bác sĩ vừa tiến hành điều trị thành công cho hai bệnh nhân bị sốc phản vệ.

Theo bác sĩ Phong, bệnh nhân N.T.H.L. (29 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) được người thân đưa tới viện cấp cứu vào tối 3/9 trong tình trạng lừ đừ, đỏ ngứa toàn thân, chi lạnh, huyết áp thấp, thở nhanh, sưng nề mặt.

bac_si_tham_kham

Sức khỏe của nữ bệnh nhân bị sốc phản vệ hồi phục. Ảnh: T.P.

Gia đình cho biết người phụ nữ này bị đau lưng nên tự ý lấy thuốc của mẹ để uống. Khoảng 30 phút sau, da nổi mẩn đỏ nên bệnh nhân đến hiệu thuốc gần nhà mua 2 liều trị ngứa. Sau khi uống liều thứ nhất, bệnh nhân nổi mẩn đỏ toàn thân, khó thở, tím tái.

Bác sĩ chẩn đoán đây là tình trạng sốc phản vệ do dị ứng thuốc. Bệnh nhân L. được đưa đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc điều trị. Sáng nay, người phụ nữ này đã tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định.

Trường hợp còn lại là bà H.T.Đ. (78 tuổi, ngụ TP Cần Thơ) nhập viện chiều 31/8 trong tình trạng hôn mê sâu, bóp bóng qua nội khí quản, mạch nhanh, huyếp áp thấp phải sử dụng thuốc vận mạch. Đây là tình trạng sốc phản vệ rất nặng. Trường hợp này cao tuổi, có nhiều bệnh lý nội khoa nhưng đã khỏe lại sau khi được điều trị đúng phác đồ.

Bác sĩ Dương Thiện Phước, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, cho biết sốc phản vệ là một trong những dị ứng cấp tính nguy hiểm. Tình trạng này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của hệ hô hấp, tuần hoàn, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được xử lý kịp thời.

Ngoài ra, bác sĩ Bồ Kim Phươn - hiện đang là Trưởng khoa Nội tiêu hóa - Huyết học lâm sàng có đưa ra cảnh báo đối với nhiều người khi bị bệnh khi bị đau ốm đã tự ý chẩn đoán và mua thuốc để điều trị. Sai lầm này khiến cho người bệnh phải đối mặt với nguy cơ bị sốc phản vệ hoặc khiến việc điều trị của bác sĩ khó khăn hơn do chậm trễ sơ, cấp cứu, đặc biệt là các bệnh nhân bị đau bụng do viêm ruột thừa, viêm tụy cấp.

comment Bình luận

largeer