Uống thuốc thì tuyệt đối không bổ sung loại nước ép trái cây này
Theo các nhà khoa học tại trường ĐH bắc Carolina, không giống như các loại cam hay quít, nước bưởi chứa furanocoumarin - một chất dường như có ảnh hưởng lên quá trình hấp thụ dược phẩm của con người.
Khi người bệnh uống vài loại thuốc phổ biến trị cao huyết áp, tim đập bất thường, hoặc statin làm giảm cholesterol, fexofenadine chữa dị ứng… không nên ăn bưởi, uống nước ép bưởi.
Thật ra đây không phải là lần đầu tiên người ta phát hiện ra điều này. Trước đây, các bác sĩ cũng đã biết được loại trái cây này có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến dược phẩm. Tuy nhiên đến gần đây các nhà khoa học mới có thể giải thích được tại sao bưởi lại chống lại thuốc.

Gần 20 năm nay, các bác sĩ và dược sĩ đã đếm được có trên 50 loại thuốc được kê toa và không cần kê toa bị ảnh hưởng bởi dịch ép bưởi. Những nghiên cứu về sự tương tác giữa nước bưởi và dược phẩm đã đặt giả thuyết rằng những hợp chất có trong nước bưởi có tên gọi là furanocoumarins chịu trách nhiệm chính trong việc tương tác với dược phẩm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, furanocoumarins cùng với các chất naringin, bergamottin và dihydroxybergamottin đã làm mất tác dụng của một loại enzyme có tên là CYP3A4 hiện diện trong các tế bào màng ruột. Enzyme này có khả năng phân giải nhiều loại thuốc. Khi enzyme này bị nước bưởi làm mất tác dụng thì thuốc sẽ tự do đi vào hệ tuần hoàn máu, từ đó sẽ làm tăng sự hấp thu của những loại thuốc này.
Điều này nghe có vẻ như có lợi cho việc sử dụng dược phẩm. Thực tế điều này sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể. Nếu một thuốc được hấp thu nhanh hơn mong đợi, có nghĩa là thuốc ấy sẽ tăng tác động. Ví dụ như một thuốc dùng để hạ huyết áp có thể sẽ làm hạ huyết áp quá mức. Nếu một thuốc tăng hấp thu, đồng nghĩa với việc tăng những tác dụng phụ có hại hoặc ngộ độc thuốc, chẳng hạn như nếu đang dùng một loại thuốc hạ cholesterol, nếu có hiện diện của nước ép bưởi, nồng độ thuốc này trong máu sẽ cao hơn và có thể gây ra sự rối loạn cơ, tổn thương gan…
Chỉ cần một ly nước bưởi chừng 200ml là đủ có thể "sinh sự" với thuốc. Tác động này có thể kéo dài tới 24 giờ. Không giống như những dạng tương tác thuốc khác vốn có thể tránh được bằng cách sử dụng 2 tác nhân có thể gây ra sự tương tác thuốc cách nhau vài giờ.
Các loại thuốc nên tránh dùng chung với bưởi là thuốc trị ung thư, thuốc trị nhiễm trùng, thuốc tim mạch, thuốc trị chứng lo lắng, trầm cảm, thuốc chống nôn, thuốc trị bệnh đường tiết niệu và cả viagra.
Theo Giadinh.net.vn

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm