Vai trò và nguồn thực phẩm bổ sung choline cho cơ thể

Choline là chất dinh dưỡng thiết yếu được phát hiện và công nhận từ năm 1998. Cơ thể chỉ có thể tổng hợp một lượng rất nhỏ choline do đó choline cũng cần được bổ sung từ các thực phẩm trong khẩu phần ăn hàng ngày để tránh tình trạng thiếu hụt có thể dẫn đến những tác hại đối với sức khỏe.
01/09/2023 15:22

Choline là một hợp chất hữu cơ tan trong nước. Choline không phải là vitamin cũng không phải khoáng chất, tuy nhiên nó thường được sử dụng với phức hợp vitamin B do sự tương đồng của 2 chất. Đây là thành phần quan trọng của mô thần kinh trong não, giúp cải thiện hoạt động não, tăng cường trí nhớ, giảm nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, hỗ trợ năng lượng và duy trì sự trao đổi chất lành mạnh.

Anh 1.1

Cấu trúc của choline tương tự với vitamin B

Choline là chất dinh dưỡng thiết yếu, điều này có nghĩ là nó cần thiết cho các chức năng bình thường của cơ thể. Gan là cơ quan tổng hợp và sản xuất choline, tuy nhiên lượng choline mà gan tổng hợp được tương đối hạn chế và đó chính là lý do bạn cần bổ sung choline từ thực phẩm. Mặc dù cơ thể có khả năng tự sản xuất ra choline nhưng hàm lượng rất ít so với nhu cầu sử dụng. Vì thế, việc bổ sung choline là cần thiết nhưng nên dựa trên tình trạng sức khỏe của từng người và độ tuổi để bổ sung hàm lượng phù hợp. Choline có nhiều trong trứng, thịt bò, gan bò, đậu phộng, bông cải xanh và bông cải trắng, sữa bột,...

Anh 1

Thực phẩm là nguồn bổ sung choline hàng ngày hiệu quả

Dưỡng chất choline có thể hỗ trợ một loạt chức năng quan trọng trong cơ thể như:

- Góp phần tạo ra chất béo hình thành nên màng tế bào;

- Tác động lên biểu hiện gene bằng cách kết hợp cùng folate và vitamin B12;

- Hỗ trợ chuyển hóa chất béo;

- Chuyển đổi thành chất dẫn truyền thần kinh với vai trò điều tiết một số hoạt động cơ thể như nhịp tim hay nhịp thở.

Choline có khả năng tác động đến nhiều cơ quan trong cơ thể, cụ thể:

Bổ sung choline đầy đủ được chứng minh có liên quan đến việc giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Folate kết hợp với choline giúp chuyển đổi homocysteine acid amin thành methionine. Do đó sự thiếu hụt một trong hai chất dinh dưỡng nói trên có thể dẫn đến sự tích tụ homocysteine trong máu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và đột quỵ.

Choline tham gia vào quá trình tổng hợp acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh trí nhớ, tâm trạng và tư duy. Choline cũng cần thiết đối với quá trình tổng hợp DNA, điều này rất quan trọng với sự phát triển của não.

Thực tế, không nhiều người biết choline cũng có khả năng ảnh hưởng đến việc mang thai ở phụ nữ, đồng thời đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của thai nhi. Theo kết quả từ một cuộc nghiên cứu diễn ra vào năm 2013, hàm lượng choline mà phụ nữ mang thai trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba cần tiêu thụ mỗi ngày ít nhất là 480–930mg.Thêm vào đó, nghiên cứu còn cho thấy, mẹ bầu hấp thụ nhiều choline hơn mức trên có khả năng giảm thiểu những triệu chứng tiền sản giật.

Anh 2

Bổ sung Choline khi mang thai giúp cải thiện sự phát triển trí não của bé

Sử dụng quá nhiều choline có liên quan đến một số tác dụng phụ có hại với cơ thể bao gồm hạ huyết áp, đổ nhiều mồ hôi, mùi cơ thể, các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.... Giới hạn lượng choline mỗi ngày đối với người trưởng thành là 3.500 mg. Đây là mức tiêu thụ cao nhất được khuyến cáo mà ở đó choline không có khả năng gây hại. Đây cũng là hàm lượng choline rất khó đạt được nếu một người không sử dụng các chất bổ sung với liều lượng lớn bởi lượng choline trong các thực phẩm hàng ngày cũng là không nhiều.

Hiện nay, một số sản phẩm vitamin tổng hợp, thực phẩm bổ sung hay thực phẩm chức năng cũng có thể chứa choline dưới dạng lecithin.

DS. Hà Lâm

comment Bình luận

largeer