Vì sao vẫn chưa thể tìm ra nguồn gốc COVID-19?

Nỗ lực truy tìm nguồn gốc virus gây ra đại dịch COVID-19 đang vấp phải nhiều khó khăn, từ rào cản chính trị tới thách thức về khoa học.
13/07/2021 10:38
78

Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà khoa học trên thế giới vấp phải nhiều khó khăn trong xác định nguồn gốc gây ra đại dịch.

Cũng giống các dịch bệnh do virus corona gây ra như SARS, MERS, giới chuyên gia về các chủng virus trên dơi cảnh báo con người có thể chẳng bao giờ tìm ra nguồn gốc virus gây ra đại dịch COVID-19, theo Wall Street Journa.

Vô vàn rào cản

Nỗ lực nghiên cứu virus SARS-CoV-2 ngay từ ban đầu đã vấp phải những rào cản chính trị.

Trung Quốc, quốc gia nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên, trì hoãn cho phép nhóm công tác của WHO tới nước này để tiến hành điều tra. Mãi tới tháng 1 vừa qua, nhóm công tác của WHO mới lần đầu tiên đặt chân đến Vũ Hán.

"Không ai muốn người ta tìm thấy virus trên đất nước họ", giáo sư Wang Linfa, chuyên gia về dịch bệnh truyền nhiễm từ Đại học Quốc gia Singapore nói. Ông cũng từng tham gia nhóm công tác của WHO điều tra nguồn gốc đại dịch SARS-CoV-2 ở Trung Quốc năm 2003.

Báo cáo mà nhóm chuyên gia của WHO công bố sau chuyến đi thực địa bị chỉ trích, vì nhóm này kết luận rất ít khả năng virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc.

Mỹ và nhiều quốc gia hiện kêu gọi tiến hành giai đoạn 2 của cuộc điều tra nhằm làm rõ hai giả thuyết, hoặc virus là sản phẩm của phòng thí nghiệm, hoặc virus "nhảy" từ động vật sang người.

80

Mỹ và một số nước yêu cầu điều tra sâu hơn khả năng virus SARS-CoV-2 thoát ra từ phòng thí nghiệm

Nhưng chính trị không phải vật cản duy nhất trong nỗ lực điều tra. Các nhà khoa học nghiên cứu về cách mầm bệnh từ động vật lây truyền sang người không phải lúc nào cũng nhất trí về những phát hiện của họ. Để đạt được sự thống nhất có thể mất nhiều năm.

Trong nhiều năm sau khi đại dịch SARS-CoV-2 bùng phát năm 2003, các nhà điều tra khắp thế giới đẩy mạnh nỗ lực thu thập mẫu vật, với hy vọng tìm ra các chủng virus tiền thân - tức loại virus trước khi nó biến đổi thành loại lây nhiễm sang cho con người và tạo ra dịch bệnh.

Các nhà khoa học không ít lần tìm thấy manh mối, nhưng chưa bao giờ đi được tới cái đích cuối cùng.

Ví dụ năm 2019, các nhà khoa học bắt được một con dơi ở Liberia mang theo virus gây ra bệnh Ebola - lần đầu tiên kể từ khi dịch bệnh này được xác định năm 1976.

"Chúng tôi thu thập được tất cả những dữ liệu liên tục hướng tới loài dơi, nhưng vẫn chưa đủ để đưa ra kết luận cuối cùng", Simon Anthony, nhà virus học tại Đại học California, cho biết.

Tới năm 2020, sau khi hoàn tất xét nghiệm 45.000 mẫu nước bọt và phân dơi, các nhà khoa học không thể tìm thấy thêm bất cứ mẫu nào chứa virus Ebola.

"Chúng tôi chỉ có duy nhất một con dơi mang virus. Bấy nhiêu đó là không đủ để ra kết luận chắc chắn", giáo sư Anthony nói.

Các khoa học gia phải luôn cẩn trọng trước khi đưa ra kết luận, theo giáo sư Stephen Luby, nhà dịch tễ học từ Đại học Stanford. Ông Luby là một trong các lãnh đạo đội điều tra nguồn gốc dịch bệnh do virus Nipah gây ra ở Bangladesh năm 2008.

Các cuộc phỏng vấn dân làng ở Bangladesh cho thấy tất cả đều mắc bệnh sau khi uống nhựa cây chà là sống. Dân làng quan sát thấy những coi dơi bám trên cây nơi thu hoạch nhựa chà là, và virus Nipah được chứng minh tồn tại trên dơi.

Tuy vậy, các nhà khoa học không nhất trí về khả năng virus từ dơi lây sang cho người chỉ đơn giản thông qua nhựa cây chà là.

Máy quay hồng ngoại gắn trên cây cho thấy dơi liếm vào dòng chảy của nhựa cây chà là 59 lần.

Một báo cáo của các nhà khoa học nhận xét nếu một con dơi nhiễm virus, virus có thể xâm nhập nhựa cây và sau đó lây nhiễm cho người uống nhựa cây.

Theo tiến sĩ Luby, bằng chứng hình ảnh khiến cách giải thích của nhóm nghiên cứu nghe có vẻ hợp lý và dễ được các nhà khoa học khác chấp nhận.

Nhưng chỉ hình ảnh như vậy là không đủ để chứng minh con đường virus Nipah nhảy từ dơi sang người gây ra đại dịch.

Ông Luby cho biết nghiên cứu đối với virus Nipah là bài học cho cuộc điều tra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 hiện nay.

"Chúng ta không có cỗ máy thời gian để xem lại điều gì đã xảy ra. Chúng ta tìm kiếm bằng chứng và tìm cách kể một câu chuyện hợp lý. Rủi ro ở chỗ câu chuyện của chúng ta nghe có vẻ thuyết phục dù nó có thể không chính xác", ông Luby cảnh báo.

Bài học từ đại dịch SARS

Khi SARS-CoV-2 bùng phát, Trung Quốc tìm cách che giấu quy mô dịch bệnh trước công luận trong nước và cộng đồng quốc tế. Thông tin về sự bùng phát của dịch bệnh ban đầu bị giấu kín.

Chỉ tới khi sự phẫn nộ của người dân trong nước lên cao, cùng sức ép từ cộng đồng quốc tế, chính phủ Trung Quốc mới mạnh tay ban hành các biện pháp y tế cứng rắn, cuối cùng kiểm soát dịch bệnh thành công sau nhiều tháng.

Một trong các hành động của Trung Quốc là cấm buôn bán cầy hương làm thực phẩm. Một số nhà khoa học nghi ngờ virus lây cho con người từ loài động vật này.

Giáo sư Linfa Wang tới Trung Quốc tháng 8/2003 với tư cách thành viên WHO điều tra nguồn gốc của SARS-CoV-2.

Sau khi xét nghiệm các loài động vật được bán tại các khu chợ thực phẩm tươi sống ở Quảng Đông, ông Wang cho rằng cầy hương cũng bị nhiễm virus từ vật chủ khác.

Dù vậy, nhà khoa học Singapore không thể chắc chắn dơi là vật chủ gốc phát tán virus SARS-CoV-2

79

Virus SARS-CoV-2 có thể liên quan tới loài dơi

Năm 2004, ông Wang trao đổi nghi vấn virus SARS-CoV-2 có thể liên quan tới loài dơi với giáo sư Shi Zhengli, chuyên gia virus học làm việc tại Viện Nghiên cứu Virus Vũ Hán. Hai nhà khoa học nhất trí cần điều tra kỹ hơn về dơi.

Trong nghiên cứu có sự tham gia của hai nhà khoa học công bố năm 2005, dữ liệu xét nghiệm 408 cá thể dơi thuộc 4 loài cho thấy virus giống SARS-CoV-2 trên dơi móng ngựa và dơi ăn quả.

Nhưng không cá thể dơi nào mang virus có thể lây cho cầy hương hoặc người.

Sau này, khi điều tra tại một hang động ở Vân Nam, các nhà khoa học tìm thấy trên một con dơi một chủng virus giống SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cho tế bào cơ thể người.

Trong báo cáo năm 2013, các nhà khoa học gọi đây là "bằng chứng rõ ràng nhất hiện có" cho thấy SARS-CoV-2 không chỉ bắt nguồn từ dơi, mà nó có thể lây trực tiếp cho người và không cần đi qua vật chủ trung gian như cầy hương.

"Chúng tôi phải đi qua một hành trình rất dài, phải ghép từng mảnh ghép với nhau như chơi trò xếp hình", giáo sư Wang cho biết.

Mảnh ghép quan trọng nhất trong nghiên cứu của giáo sư Wang xuất hiện trong một nghiên cứu năm 2017, hơn 10 năm sau chuyến đi đầu tiên tới Trung Quốc trên cương vị chuyên gia của WHO.

Nhiều năm tìm kiếm mẫu dơi từ cùng một hang động đã giúp các nhà khoa học tìm ra một loại virus có quan hệ gần với virus gây ra dịch SARS ban đầu.

Các nhà khoa học cuối cùng cũng kết luận rằng virus gây ra dịch SARS được tạo ra sau một chuỗi các lây nhiễm chéo giữa những con dơi mang virus giống SARS-CoV-2, quá trình trao đổi vật chất di truyền tạo ra chủng virus gây ra đại dịch SARS-CoV-2.

Và đó là dấu vết gần nhất về nguồn gốc của SARS-CoV-2 mà các nhà khoa học có thể tìm thấy.

"Chúng tôi không bao giờ tìm thấy một con dơi mang virus SARS-CoV-2 giống như trên con người", ông Wang cho biết.

Các nhà khoa học cũng đưa ra cảnh báo rằng các virus corona giống SARS-CoV-2 khác, với khả năng lây nhiễm cho con người, cũng đang được lây truyền giữa những con dơi ở Vân Nam.

Báo cáo kết luận một đại dịch giống SARS-CoV-2 hoàn toàn có thể xảy ra.

Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, giáo sư Wang đã phối hợp với các nhà khoa học ở Thái Lan nghiên cứu nguồn gốc virus SARS-CoV-2.

Nhóm nghiên cứu đã xét nghiệm mẫu phân từ hơn 100 con dơi móng ngựa sống trong một khu bảo tồn thiên nhiên ở Thái Lan, trong đó 13 mẫu chứa virus giống SARS-CoV-2, nhưng không hoàn toàn tương tự.

Kết quả nghiên cứu là lời nhắc nhở cho vị giáo sư người Singapore về những khó khăn trùng trùng trên con đường truy dấu nguồn gốc một virus chết người.

"Chúng ta có thể sẽ không bao giờ tìm ra nguồn gốc virus. Con đường tìm kiếm sẽ còn rất dài", giáo sư Wang nói

Theo Zing

.

comment Bình luận

largeer