Vĩnh Phúc tăng cường công tác y tế, đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024

UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành công văn số 266/UBND-VX1 về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Giáp Thìn năm 2024.
16/01/2024 15:11

Công văn nêu rõ: Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-BYT ngày 05/01/2024 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo công tác y tế phục vụ nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nội dung sau:

Về công tác phòng, chống dịch bệnh

Tiếp tục theo dõi, giám sát, phát hiện sớm, xử lý kịp thời triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan, bùng phát lan rộng ra cộng đồng.

Xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống của dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ; chuẩn bị đầy đủ hóa chất, trang thiết bị, phương tiện và nhân lực đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.

UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi việc triển khai công tác phòng, chống dịch trên địa bàn trong thời gian nghỉ Tết.

Sở Y tế chỉ đạo các đơn vị y tế phân công cán bộ trực 24/24 giờ trong thời gian nghỉ Tết; xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ, thực hiện nghiêm công tác báo cáo dịch bệnh theo đúng quy định.

vp

(Ảnh minh họa: Môi trường đô thị)

Về công tác khám, chữa bệnh

Giao Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn: Tổ chức thực hiện ứng trực 24/24 giờ; Bảo đảm đủ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế, oxy y tế; chuẩn bị sẵn sàng phương án cấp cứu trong các sự kiện tập trung đông người; bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện cấp cứu và cấp cứu ngoại viện, sẵn sàng phục vụ công tác điều trị, cấp cứu, nhất là cấp cứu tai nạn giao thông hàng loạt, cháy nổ, thương tích, ngộ độc thực phẩm và điều trị người bệnh mắc các bệnh truyền nhiễm trong dịp Tết.

Quán triệt nhân viên y tế thực hiện tốt nội quy, quy định của bệnh viện, nâng cao ý thức phục vụ, văn hóa ứng xử với người bệnh và người nhà người bệnh khi đến khám, điều trị.

Thăm hỏi, chúc Tết người bệnh điều trị nội trú, đặc biệt người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người thuộc diện chính sách.

Cơ sở y tế tư nhân có kế hoạch phối hợp với cơ sở y tế công lập trên địa bàn tham gia triển khai công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán năm 2024; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia phối hợp hoạt động khi có yêu cầu.

Vận động, huy động nguồn lực hỗ trợ hợp pháp; triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách động viên cán bộ y tế trong dịp Tết, nhất là cán bộ y tế tham gia trực Tết.

Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

Về công tác an toàn thực phẩm

Trên cơ sở Kế hoạch số 310/KH-BCĐLNANATTP ngày 20/12/2023 của Ban Chỉ đạo liên ngành An ninh an toàn thực phẩm tỉnh về Triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm Tết Nguyên đán Giáp Thìn và mùa Lễ hội Xuân 2024 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giao Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương và UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức triển khai thực hiện công tác bảo đảm ATTP, trong đó chú trọng thực hiện:

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định, kiến thức về an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức và ý thức của cộng đồng trong bảo đảm an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp; trong đó chú trọng các đối tượng là người tiêu dùng thực phẩm, người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm; huy động toàn xã hội tham gia phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, kém chất lượng.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra liên ngành bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian trước, trong và sau Tết, tập trung vào các nhóm sản phẩm tiêu thụ nhiều trong dịp Tết, lễ hội có yếu tố nguy cơ cao; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm, đồng thời biểu dương các tổ chức, cá nhân, các địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn cho cộng đồng.

Tổ chức các hoạt động phòng, chống ngộ độc thực phẩm, giám sát ô nhiễm thực phẩm thông qua hoạt động giám sát chủ động; thường xuyên lấy mẫu thực phẩm, xét nghiệm thực phẩm nhằm giảm thiểu, hạn chế tối đa các vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện nghiêm công tác báo cáo, thống kê về an toàn thực phẩm theo đúng thời gian quy định.

Đăng Khải

comment Bình luận

largeer