Vĩnh Phúc: Ưu tiên cho phát triển công nghiệp hỗ trợ thời kỳ hậu Covid - 19

Theo thống kê tình hình sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm chịu “tác động kép” của dịch bệnh Covid-19, nhiều ngành sản xuất có chuỗi cung ứng bị giá đoạn cùng với đó là những khó khăn trong hoạt động ngoại thương. Theo đó, 6 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp Vĩnh Phúc giảm 9,65%, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
01/10/2020 18:31

Nhiều chỉ số sản xuất công nghiệp giảm

 Cùng với những giải pháp của Chính phủ, bộ ngành, Vĩnh Phúc đã và đang từng bước khắc phục khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất. Hầu hết sản lượng sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh Vĩnh Phúc tháng Sáu, những tháng gần đây đều lấy lại đà tăng, tuy nhiên so với cùng kỳ năm trước lại giảm mạnh. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ có 2/10 nhóm sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh ghi nhận mức tăng so với cùng kỳ, trong đó: Thức ăn gia súc tăng 17,97%; nước máy thương phẩm tăng 8,38%.

Tháng Sáu, ghi nhận chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 34,41% so với tháng trước và tăng 4,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành khai khoáng giảm 32,53%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,87%; ngành sản xuất, phân phối điện giảm 15,49%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 12,52%

1

           Các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất ô tô và xe máy tiếp tục gặp khó khăn do lượng xe nhập khẩu tăng 

Nguyên nhân sự sút giảm ở nhóm ngành sản xuất linh kiện điện tử chịu nhiều ảnh hưởng bởi dịch bệnh do thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của ngành là Hàn Quốc, Đài Loan vẫn chưa hoàn toàn mở cửa trở lại khiến cho hoạt động xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, hàng loạt đơn hàng bị cắt giảm hoặc hủy bỏ. Chỉ số sản xuất của ngành này trong tháng Sáu giảm 1,66% so với cùng kỳ, kéo theo 6 tháng đầu năm giảm 3,69% so với cùng kỳ năm trước.

 

Các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất ô tô và xe máy tiếp tục gặp khó khăn do lượng xe nhập khẩu tăng, xe lắp ráp trong nước phải cạnh tranh gay gắt về giá với xe nhập khẩu khiến thị phần tiêu thụ sụt giảm, cùng với đó thị trường  tiêu thụ xe máy cũng đang ở mức bão hòa. Do vậy, chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm của hai ngành này giảm lần lượt 27,79% và 8,48% so với cùng kỳ năm trước.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp thuộc ngành may mặc của Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh do lượng đơn đặt hàng đến chủ yếu từ các đối tác nước ngoài, trong khi các nước này vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh nên chưa mở cửa thị trường trở lại khiến nhu cầu tiêu thụ sụt giảm. Chỉ số sản xuất của ngành này trong tháng Sáu

giảm 27,94% so cùng kỳ, tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số giảm 16,04% so với cùng kỳ năm trước.

2

Ngành may mặc của Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi dịch bệnh do lượng đơn đặt hàng đến chủ yếu từ các đối tác nước ngoài 

hình dịch bệnh Covid 19 tạm lắng, các ngành công nghiệp đã dần đi vào sản xuất ổn định, tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh nên sản lượng sản xuất vẫn giảm hoặc tăng chưa cao so với cùng kỳ. Riêng ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, tiếp tục là ngành giữ được mức tăng ổn định từ đầu năm trở lại đây, do điều kiện sống ngày càng được nâng cao, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp ngày càng được trú trọng, đặc biệt trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, nhu cầu bảo vệ sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao. Chỉ số sản xuất của ngành trong tháng tăng 36,61% so với cùng kỳ năm trước, kéo theo chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm tăng 28,43% so với cùng kỳ.

Ưu tiên cho phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tỉnh Vĩnh Phúc xác định, công nghiệp hỗ trợ là một trong những khâu đột phá để nâng cao giá trị gia tăng và tạo nền tảng phát triển ngành công nghiệp bền vững. Theo đó, tỉnh đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, ngành công nghiệp hỗ trợ của Vĩnh Phúc sẽ trở thành mắt xích cung cấp sản phẩm có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế. Vì vậy, Vĩnh Phúc đã và đang tập trung nhiều giài pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển

Theo số liệu từ Sở Công Thương, hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có gần 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp đã chủ động điều chỉnh tăng vốn, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư nâng cấp dây chuyền sản xuất, đổi mới mẫu mã, nâng cao cấp lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.

3

Vĩnh phúc đang tập trung nhiều giải pháp thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển

Giữa năm 2019, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định 23 về Quy chế quản lý và sử dụng kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ. Theo đó, để đạt mục tiêu phấn đấu mục tiêu đến năm 2025, ngành công nghiệp hỗ trợ của Vĩnh Phúc trở thành mắt xích cung cấp sản phẩm có hàm lượng giá trị cao trong dây chuyền sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, ngân sách tỉnh và các nguồn huy động xã hội hóa sẽ tập trung hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện. Cụ thể, hỗ trợ 100% kinh phí cho doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất, xây dựng và công bố thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm; hỗ trợ 70% kinh phí đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; hỗ trợ từ 50 - 100% cho nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu…

Cùng với đó, tỉnh tiếp tục chú trọng công tác xúc tiến, thu hút đầu tư, ngoài thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Hàn Quốc, đã và đang hướng đến một số nhà đầu tư tiềm năng đến từ Hoa Kỳ, Thụy Điển, Italia… với danh mục dự án kêu gọi đầu tư được xây dựng có chọn lọc, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, dịch vụ du lịch, nông nghiệp công nghệ cao. Đồng thời, tạo cơ chế thông thoáng giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vay đầu tư dài hạn với lãi suất thấp nhằm đầu tư ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất; quan tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho doang nghiệp.

Cảnh Kiên

 

comment Bình luận

largeer