WHO lập danh sách cập nhật mới các mầm bệnh có nguy cơ gây ra đại dịch

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang lập danh sách cập nhật mới các mầm bệnh có nguy cơ gây ra đại dịch hoặc những đợt bùng phát dịch cần ưu tiên theo dõi chặt chẽ.
23/11/2022 11:28

Danh sách các mầm bệnh cần theo dõi chặt chẽ được WHO công bố lần đầu tiên vào năm 2017. Đến nay, danh sách này có một số dịch bệnh phổ biến như COVID-19, Ebola, bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg, Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS), Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), virus Nipah, Zika và "bệnh X", cụm từ các nhà khoa học dùng để chỉ một mầm bệnh chưa biết, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và gây ra dịch bệnh nghiêm trọng trên thế giới.

who-2395-1669115690830724214085-crop-16691157003671162814734

Theo WHO, mục đích của việc lập danh sách cập nhật này là nhằm bổ sung thêm các mầm bệnh cần theo dõi nhằm định hướng nghiên cứu, phát triển và đầu tư trên toàn cầu, đặc biệt là phát triển vaccine, các xét nghiệm sàng lọc và các phương pháp điều trị.

Trong quá trình lập danh sách mới, bắt đầu từ ngày 18/11 vừa qua, hơn 300 nhà khoa học được huy động để xem xét những bằng chứng về hơn 25 họ virus và vi khuẩn và cả "bệnh X". Đối với mỗi mầm bệnh được xác định là ưu tiên, các chuyên gia sẽ chỉ ra lỗ hổng kiến thức và những ưu tiên nghiên cứu.

Việc lập danh sách cập nhật là để bổ sung các mầm bệnh cần theo dõi nhằm định hướng nghiên cứu, phát triển và đầu tư trên toàn cầu, đặc biệt là phát triển vaccine, các xét nghiệm sàng lọc và các phương pháp điều trị. Bên cạnh đó, giới chuyên gia cũng sẽ nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi cho các thử nghiệm lâm sàng nhằm phát triển các công cụ trên, trong khi nỗ lực củng cố quy định và xem xét giám sát đạo đức.

Theo kế hoạch, danh sách cập nhật sẽ được công bố trước tháng 4/2023.

Ông Michael Ryan - Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của WHO, nhấn mạnh sự cần thiết của việc lập danh sách các mầm bệnh và các họ virus ưu tiên, phục vụ nghiên cứu và phát triển những biện pháp phòng ngừa, điều trị nhằm ứng phó nhanh chóng và hiệu quả dịch bệnh và đại dịch.

Theo ông Ryan, nếu không có các khoản đầu tư đáng kể cho nghiên cứu và phát triển trước đại dịch COVID-19, sẽ không thể điều chế, sản xuất các loại vaccine an toàn và hiệu quả như vậy trong thời gian ngắn kỷ lục.

Theo số liệu thống kê, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào cuối tháng 12/2019 đến nay, đã có hơn 20 loại vaccine do các tổ chức y tế, viện nghiên cứu, công ty phát triển được cấp phép sử dụng trên toàn thế giới. Ngoài ra, hàng trăm loại vaccine khác đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm để đạt hiệu quả cao hơn trong quá trình phòng chống COVID-19.

Theo VTV

comment Bình luận

largeer