WHO nói gần một tỷ liều vaccine của G7 vẫn chưa đủ
"Đây là sự giúp đỡ rất lớn, nhưng chúng ta vẫn cần thêm vaccine và cần cung cấp nhanh hơn nữa", Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong cuộc họp báo hôm 14/6, đề cập tới kế hoạch của nhóm G7 nhằm mở rộng sản xuất vaccine COVID-19 để cung cấp 870 triệu liều cho thế giới thông qua các chương trình chia sẻ và tài trợ.

Một lọ vaccine Pfizer được triển khai tiêm chủng hồi tháng 2. Ảnh: AFP.
Tổng giám đốc WHO cho biết vẫn còn nhiều khu vực cần được cung cấp vaccine COVID-19 càng sớm càng tốt, thêm rằng mỗi ngày có khoảng 10.000 người chết vì đại dịch và các bệnh nhân hiểm nghèo ở châu Phi có tỷ lệ tử vong cao hơn nhiều so với trung bình thế giới.
Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước cam kết sẽ đóng góp 500 triệu liều vaccine COVID-19 cho 92 nước có thu nhập thấp và trung bình thông qua cơ chế COVAX, trong đó 200 triệu liều sẽ được bàn giao trước năm 2022.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 10/6 cho biết nước này sẽ tài trợ ít nhất 100 triệu liều vaccine COVID-19, với 5 triệu liều bắt đầu trong những tuần tới. Các thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý tài trợ ít nhất 100 triệu liều vào cuối năm 2021, với Pháp và Đức mỗi nước cam kết cung cấp 30 triệu liều. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kêu gọi các nhóm dược phẩm sản xuất vaccine quyên góp 10% sản lượng cho các quốc gia nghèo.
Những cam kết liên tiếp được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi các nước giàu làm nhiều hơn để chia sẻ vaccine với phần còn lại của thế giới. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng nỗ lực này tới nay mới chỉ như "muối bỏ bể" và thế giới cần nhiều hơn thế, trong khi một số tổ chức nhân đạo cảnh báo tình trạng bất bình đẳng tiêm chủng sẽ dẫn đến "nạn phân biệt chủng tộc bằng vaccine".
Sáng kiến COVAX được ủng hộ bởi WHO cùng Liên minh Toàn cầu vì Vaccine và Miễn dịch (GAVI). Chương trình đặt mục tiêu đảm bảo 2 tỷ liều vaccine COVID-19 trong năm nay, cung cấp cho 30% dân số ở 92 quốc gia và vùng lãnh thổ nghèo nhất tham gia chương trình, nhưng đang gặp nhiều khó khăn do nguồn cung khan hiếm, tình trạng bất bình đẳng và chậm trễ trong phân phối.
(Theo Vnexperss)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm