“Xanh hóa” buýt: Xe chạy CNG vẫn phát thải lớn, chỉ là giải pháp nửa vời
Theo kế hoạch của Hà Nội, đặt mục tiêu chuyển đổi phương tiện buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh, đến năm 2030 đạt khoảng 70-90% và đến năm 2033 đạt 100%. Ảnh: Hồng Diệp
Buýt chạy CNG vẫn phát thải lớn
Theo kế hoạch của Hà Nội, đặt mục tiêu chuyển đổi phương tiện buýt sử dụng năng lượng điện, năng lượng xanh, đến năm 2030 đạt khoảng 70-90% và đến năm 2035 đạt 100%. TP Hà Nội đã đưa ra 3 kịch bản chuyển đổi. Trong đó, kịch bản 01 là toàn bộ 100% xe buýt điện, tổng nguồn lực là 52.354 tỉ đồng. Kịch bản 02 là 70% xe buýt điện, 30% xe buýt LNG/CNG, tổng nguồn lực là 47.003 tỉ đồng. Kịch bản 03, 50% xe buýt điện và 50% xe buýt LNG/CNG), tổng nguồn lực là 43.940 tỉ đồng.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, để giảm phát thải ròng bằng 0 như cam kết của Việt Nam tại COP26, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải buýt nhất thiết phải chuyển sang xe điện thay thế cho xe buýt chạy khí CNG bởi dù tạo ra ít phát thải hơn, xe chạy CNG vẫn phát thải vào môi trường và sẽ chỉ là giải pháp nửa vời, không thực sự xử lý tận gốc vấn đề phát thải.
Trao đổi với PV Báo Lao Động, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc - Giám đốc Chương trình đào tạo kỹ thuật ôtô, Đại học Bách khoa Hà Nội dẫn báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) - cho thấy, xe chạy CNG vẫn phát thải ra môi trường và tạo ra ít hơn chỉ khoảng 20% lượng khí thải so với xe xăng.
“Xe CNG sử dụng động cơ đốt trong nên sẽ phát thải tại ống xả của xe. Lượng phát thải này có thể tốt hơn một chút so với xe chạy diesel và không thể nào giảm phát thải bằng 0 so với xe điện. Nếu nhìn suốt tổng thể vòng đời sản phẩm, xe điện có mức độ thân thiện với môi trường hơn hẳn so với xe xăng và cả xe chạy CNG” - ông Phúc nói.
Phân tích thêm, ông Phúc tỏ ra lo ngại, chi phí xe buýt CNG rẻ, nhưng vẫn phải đầu tư thêm một trạm sạc CNG và liên quan đến nguồn cung nhiên liệu chưa chắc đã ổn định. Do đó, Hà Nội cần đánh giá kỹ tác động của các phương án đưa ra, đặc biệt là về chi phí đầu tư và khả năng tiết kiệm phát thải.
Chung quan điểm, ông Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia - cho rằng, xe buýt CNG phát thải tương đối lớn, chi phí đầu tư cao. Do đó, thời gian tới, khi xe buýt sử dụng nhiên liệu hóa thạch phải chuyển đổi sang dùng năng lượng xanh, sạch thì tốt nhất nên chuyển sang xe điện luôn để thống nhất chủng loại xe, công tác đầu tư bảo dưỡng sửa chữa thuận lợi hơn, giảm phát thải hoàn toàn.
Lãng phí nếu rót vốn đầu tư tiếp xe buýt chạy CNG
Ở góc độ kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Học viện Tài chính - cho rằng, với số tiền hơn 51.000 tỉ đồng cho hơn 2.000 phương tiện chuyển đổi từ nay đến năm 2035, bình quân gần 25,5 tỉ đồng cho một phương tiện, nhưng chỉ sử dụng trong 10 năm là khá lãng phí. Đó là chưa kể việc đầu tư mới hệ thống trạm nạp khí, hệ thống vận tải bằng khí CNG sau năm 2035, khi toàn bộ phương tiện xe buýt chuyển sang chạy điện.
TS Hoàng Dương Tùng - Chủ tịch mạng lưới Không khí sạch Việt Nam - cũng cho rằng, trong số các kịch bản mà TP Hà Nội dự kiến, kịch bản sử dụng 100% xe buýt điện là thể hiện sự quyết tâm tốt nhất cho môi trường bởi việc chuyển đổi phương tiện xăng sang dùng khí tự nhiên, tuy sạch hơn, nhưng thực chất vẫn là nhiên liệu hóa thạch.
Chỉ ra xu thế hướng hiện nay với các đô thị trên thế giới là tới một đô thị với môi trường xanh, sạch tuyệt đối, theo TS Nguyễn Xuân Thủy - chuyên gia giao thông, việc “xanh hóa” xe buýt là rất cần thiết và cần lưu ý những điều sau để việc chuyển đổi xe buýt được đi đúng lộ trình. Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, ưu tiên với những doanh nghiệp sử dụng năng lượng xanh, giao thông xanh. Đồng thời với những cơ sở sản xuất các phương tiện chạy điện cần nâng cấp, cải tiến công nghệ như việc sản xuất pin tiện lợi, an toàn, giảm giá thành.
Theo Báo Lao động
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm