Xoa tai cải thiện chứng sa sút trí tuệ

Vành tai nhỏ như một bào thai nằm cuộn mình trong nôi tử cung nhưng đây là nơi có các huyệt vị kết nối với đầu, não và khuôn mặt; là điểm xuất chiếu của tất cả các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể và là nơi tụ hội của cả 12 kinh mạch chính.
23/06/2021 18:40

Theo quan niệm đông y, thường xuyên xoa tai, xoa vành tai và vuốt dái tai có tác dụng rèn luyện tâm trí, tốt cho trí não, cải thiện chứng sa sút trí tuệ.

Lỗ tai là trung tâm của tai, các huyệt vị đối ứng với cơ quan lục phủ ngũ tạng trong cơ thể đều nằm ở khu vực trung tâm của tai, tức là sẽ nằm trong vùng lỗ tai. Các huyệt vị nằm ở vành tai kết nối với tứ chi. Thường xuyên xoa vuốt vành tai có thể giúp cho chân khỏe tay chắc. Xoa vuốt vành tai tứ chi khỏe mạnh, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, toàn thân thư giãn, dễ chịu.

400

        Vành tai, nơi hội tụ của huyệt vị  

Vị trí vành tai ở trên cùng có hốc sâu được gọi là chụm tam giác. Đây là điểm hố xoắn trên tai tiếp giáp với điểm khởi đầu của đỉnh tai. Bộ phận này kết nối và đối ứng với hệ thống tiết niệu và sinh dục, nơi hội tụ của 2 huyệt vị quan trọng là giao cảm và thần môn. Khi xoa vuốt vùng tai ở điểm này giúp bổ thận, cân bằng âm dương, điều chỉnh dây thần kinh thực vật, điều chỉnh và ổn định chức năng bài tiết. Bởi vậy, chỉ bằng việc tự dùng các ngón tay của hai bàn tay thực hành các động tác xoa vuốt vành tai đều đặn hàng ngày cũng là sự vận động toàn thân, có tác dụng phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

- Trước hết, xát hai bàn tay vào nhau cho thật ấm rồi dùng lòng bàn tay xoa, vuốt, miết loa tai cả hai bên theo đường tròn từ trước ra sau, từ trên xuống dưới chừng 10 - 20 vòng.

- Dùng ngón tay cái đặt phía sau, ngón trỏ và ngón giữa đặt phía trước lần lượt xoa xát nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, tất cả các ngóc ngách của  tai trong 1 phút.

- Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ véo dái tai, day day day lại nhiều lần, cuối cùng làm động tác kéo dái tai xuống dưới với một lực tương đối mạnh để toàn bộ tai bị kéo xuống dưới, miễn sao không đau là được.

- Hai bàn tay bịt chặt lỗ tai, dùng ngón trỏ và ngón giữa gõ vào xương chẩm sau đầu 10 lần. Sau đó, các ngón tay ấn chặt vào xương chẩm rồi bàn tay đột nhiên mở tai ra, làm liên tục bịt, mở như vậy 10 lần.

- Dùng hai ngón tay trỏ đồng thời nút nhẹ vào hai lỗ tai, xoay đi xoay lại 3 lần rồi đột nhiên rút ra thật nhanh, làm như vậy 10 lần.

- Cuối cùng, để cánh tay phải vòng qua đỉnh đầu rồi kéo tai trái lên trên 14 lần, sau đó lại để cánh tay trái vòng qua đỉnh đầu rồi kéo tai phải lên trên 14 lần.

      Mỗi ngày nên thực hiện tối thiểu 2 lần, tốt nhất là vào lúc trước khi đi ngủ và khi tỉnh giấc vào buổi sáng sớm. Điều quan trọng là phải thực hành đều đặn, kiên trì và  như vậy mới mong đạt được hiệu quả đánh thức, điều hoà, nâng cao công năng của các tạng phủ, ích thận, bổ não, cải thiện thính lực, phòng chống bệnh tật, chống lão hoá và kéo dài tuổi thọ.

Theo BS. Thanh Mai (SKĐS)

 

comment Bình luận

largeer