Bạch tuộc khác mực thế nào

Bạch tuộc khác mực thế nào, hai loại hải sản này nghe đã khác nhau rồi nhưng lại không ít người nhầm bởi chúng có đặc điểm khá giống nhau.
By BTV
30/04/2016 09:36
bach-tuoc-khac-muc-the-nao
Bạch tuộc khác mực thế nào. Ảnh minh họa

Bạch tuộc khác mực thế nào, hai loại hải sản này nghe đã khác nhau rồi nhưng lại không ít người nhầm bởi chúng có đặc điểm khá giống nhau. Mực và Bạch tuộc đều là động vật không xương sống ở dưới đại dương. Vì đều có những xúc tu nên dễ khiến nhiều người nhầm lẫn.

Bạch tuộc khác mực thế nào?

Mực là gì vì sao gọi là cá mực?

Mực là loại động vật thân mềm không xương sống. thân chia làm 2 phần chính là đầu và thân. Phần đầu có từ 8-10 tay có xúc bám (xúc tua) dài hơn thân. Phần đầu trên có mắt phần đầu dưới gồm miệng và răng mực. Phần thân gồm 2 phần chính là bộ tiêu hóa và cơ quan sinh sản.

Mực chia làm 4 loại cơ bản : mực sữa (mực con của mực ống), mực ống, mực nang, mực lá. Còn 1 loại mực nữa gọi là mực ghim, thân nhìn gần giống mực ống nhưng giá trị dinh dưỡng không bằng.

Tên gọi đúng của cá mực là giặc đen. Tuy rất nhiều người gọi nó là cá mực, nhưng nó có vảy có vây, lại chẳng có xương, mang lại càng không, chúng không có cách bơi về phía trước của cá, ngược lại nó bơi bằng cách thụt lùi về phía sau.

Cho nên không phải là cá mà là động vật nhuyễn thể như sò, hến, ốc. Vỏ bọc của nó đã thoái hóa nhiều. Do trong cơ thể nó có một túi nhỏ, bên trong chứa đầy chất mực đen đậm đặc, khi gặp phải kẻ thù mà không trốn chạy kịp, nó liền phun chất mực đen đó ra, làm cho nước biển xung quanh nó đen ngòm, thừa lúc kẻ thù không nhìn thấy gì nó liền bỏ chạy, vì vậy mà có cái tên là cá mực.

Trên thực tế, bất kỳ một loại cá nào cũng không có được bản lĩnh như nó. Do sản lượng lớn nên mực là một loài động vật biển có giá trị kinh tế cao. Vì lẽ đó mà người ta gắn chữ cá vào cái tên gọi của nó.

Động vật trong thế giới tự nhiên, bất kể là con voi to lớn hay chú chim bé nhỏ, hình dạng khung xương của chúng dù to nhỏ, dài ngắn, cấu trúc xương khác nhau nhưng đều phù hợp với nguyên lý thiết kế trong kết cấu xây dựng là có hình khối chắc chắn và hợp lý nhất. Các kiến trúc sư thông qua việc quan sát và nghiên cứu được sự gợi ý từ kết cấu khung xương của động vật, đã thiết kế ra các công trình kiến trúc vững vàng và tráng lệ.

- Thành phần dinh dưỡng: Protein 17-18,8%, Lipid 0,2-0,5%, Nước 78-80%, Tro 1,2-1,7%. Trong mực còn có vitamin B1.B2, mangan, canxi, phốt pho, sắt...Nhiều peptit trong mực có thể chống độc và chống chất phóng xạ. Vị ngọt đặc biệt của thịt mực là do sự hiện diện của nitơ protein.

Bạch tuộc là gì?

Bạch tuộc thuộc bộ Octopoda, có cấu tạo cơ thể thân mềm gần giống với loài mực ống. Cấu trúc cơ thể bạch tuộc là loại không xương, không có vỏ ngoài cứng nên loài động vật này có thể dễ dàng len lỏi qua các khe đá nhỏ dưới lòng đại dương. Phần cứng duy nhất của bạch tuộc có hình dạng giống mỏ vẹt, nằm dưới đầu, giữa 8 cánh tay.

Bạch tuộc có ngoại hình trông giống như một cái mái vòm hay cái bát úp lên trên một đống râu mực cỡ lớn vậy. Nhưng thực tế thì cái mà chúng ta vẫn gọi là đầu của bạch tuộc đó lại chính là phần thân của nó, bên trong đó chứa tất cả những cơ quan nội tạng quan trọng bao gồm cả 3 trái tim, 2 tim bơm máu cho mang, còn 1 tim sẽ bơm máu đi toàn bộ cơ thể.

Bạch Tuộc: Cũng như Mực nhưng Bạch tuộc có xúc tua to dài và khỏe hơn. Đặc biệt thân tròn và ngắn hơn mực.

Cách chọn mực và bạch tuộc khi mua

- Mực sống: đa phần mực đánh bắt trong ngày mà còn sống chỉ có mực nang hoặc mực ống. Mực ống còn sống thân màu nâu hơi đỏ. nhìn kỹ vào thân mực các đốm trên thân sẽ chớp đều nhìn rất đẹp và ảo. Mực này khá là hiếm ở thị trường. Đa phần chúng ta chỉ được ăn mực tươi chứ mực sống chỉ có dân đi biển mới ăn được.

- Nếu bạn muốn chọn mực tươi thì nên chọn con to, dày mình, trắng trong, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu bao quanh đều bên ngoài đối với mực nang, còn mực ống thì chọn con có lớp thịt màu sáng hơi hồng, đầu vẫn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Khi ra chợ mua mực mà thấy người ta bỏ mực vào nước rồi thêm cục nước đá nữa thì không nên mua.

- Nếu bạn chọn mực khô chọn những con mực có thân thẳng và mình dày, khi cầm lên phải khô ráo, thân và đầu mực còn dính vào nhau. Với những con mực khi cầm lên tay còn ướt, đầu và mình tách rời nhau là mực đã bị ươn, khi nướng có mùi hôi, ăn dai và hơi đắng. Những con mực có thân dày và thẳng khi nướng thịt sẽ nở ra theo từng thớ và có vị ngọt rất đậm đà.

Bạch tuộc chỉ chia ra làm 2 kiểu: bạch tuộc sống và bạch tuộc đã qua xử lý (dân trong nghề gọi là bạch tuộc đã đánh xù sau khi xử lý các xúc giác ở tua bạch nổi to lên). Bạch tuộc tươi dai ngọt khi chế biến k bị teo hay chảy nước (nướng) như bạch tuộc đã xử lý. Lợi thế của bạch tuộc xử lý là giòn hơn bạch tuộc tươi.

Những thông tin thú vị về mực và bạch tuộc

Tại sao cá mực lại phun ra mực?

Cá mực thuộc loài động vật nhuyễn thể, đặc điểm lớn nhất của nó là trong bụng có "nang" chứa đầy mực. Khi chúng ta dùng dao mở nó ra, mực sẽ chảy ra làm thành một mảng đen. Mực trong bụng cá mực là một loại vũ khí để tự vệ. Bình thường, cá mực ở biển lớn chuyên lấy tôm cá nhỏ làm thức ăn.

Một khi có kẻ thù hung hãn nào vồ lấy thì cá mực sẽ lập tức phun một dòng mực từ trong nang, làm cho nước biển xung quanh nhuộm đen. Trong màn khói màu đen này nó sẽ chuồn và trốn chạy nhanh chóng. Ngoài ra, loại mực này của nó còn có độc tố có thể dùng làm tê liệt kẻ địch. Bởi vì việc tích trữ mực trong nang cần một thời gian tương đối dài, do vậy cá mực khi chưa đến tình trạng nguy cấp thì nó sẽ không dễ dàng phun ra thứ chất tự vệ đó.

Mực là loại thực phẩm dễ dàng chế biến với nhiều cách khác nhau. Mỗi 85g mực đã được nẫu chín sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng và tác dụng tốt cho sức khỏe như sau:

1. Giúp cơ thể hấp thu và sử dụng sắt (đồng -90% DV)

Mực có thể cung cấp cho cơ thể một lượng lớn đồng (mực chứa 90% đồng), một chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong sự hấp thụ, lưu trữ và trao đổi chất của sắt và sự hình thành hồng cầu. Thiếu máu có thể là biểu hiện của thiếu đồng. 2. Ngăn ngừa viêm khớp (mực chứa 63% selen )

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những ai viêm khớp dạng thấp có mức độ selen thấp trong máu. Selen là một chất chống oxy hóa giúp giảm các triệu chứng của viêm khớp bằng cách kiểm soát các gốc tự do.

3. Duy trì sự mạnh khỏe của da, cơ bắp, tóc và móng tay chân (protein – 30%)

Protein là một trong những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Một trong những lợi ích quan trọng nhất của protein là giữ cho da, cơ bắp, tóc và móng tay chân khỏe mạnh. Những nguồn cung cấp protein dồi dào là từ động vật bao gồm cả mực.

4. Giúp giảm chứng đau nửa đầu (Vitamin B2 – 23%)

Mực rất giàu vitamin B2. Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin B2 có thể giúp giảm tần số và thời gian của chứng đau nửa đầu. Dù đây chỉ là những phát hiện sơ bộ, nhưng các dữ liệu cho thấy bổ sung vitamin B2 hỗ trợ tốt cho điều trị và phòng ngừa chứng đau nửa đầu. 5. Củng cố xương và răng (Phốt pho 21%) Cũng giống như cá và tôm, mực cũng chứa nhiều phốt pho. Phốt pho hỗ trợ can xi trong việc xây dựng xương và răng.

6. Tốt cho tim mạch (vitamin B12 – 17%)

Mực là nguồn cung cấp vitamin B12 khá dồi dào, một trong những chất dinh dưỡng đã được chứng minh giúp làm giảm nồng độ homocysteine – một axit amin trong cơ thể, dư thừa homocysteine có thể thúc đẩy xơ vữa động mạch, gây hình thành các cục máu đông, tăng nguy cơ đột quỵ, tai biến mạch máu não và có thể gây ra bệnh Alzheimer.

7. Điều hòa lượng đường trong máu (vitamin B3 - 11%)

Mực có chứa vitamin B3, một loại vitamin có tác dụng ổn định lượng đường trong máu.

8. Tăng cường miễn dịch (kẽm – 10%)

Những cá nhân thiếu kẽm thường cho thấy dễ bị tấn công bởi các bệnh truyền nhiễm. Mực là nguồn cung cấp khá dồi dào loại khoáng chất này.

9. Giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp (magie – 8%)

Magie có trong mực là một loại khoáng chất có tác dụng thư giãn thần kinh và cơ bắp. Trong vài năm gần đây các nhà khoa học nhận thấy những người đặc biệt là phụ nữ được cung cấp đủ B6 và magie giảm rõ rệt hội chứng cáu bẳn, khó ở và họ tiếp nhận cuộc sống lạc quan hơn hẳn so với những người bị thiếu hụt hai thành phần trên.

10. Giảm huyết áp (kali – 7%)

Ăn vài con mực và sau đó là 1 quả chuối hoặc bơ để cung cấp kali cho cơ thể - một khoáng chất được biết đến với tác dụng giảm huyết áp mạnh mẽ.

Khuyến cáo mức độ cholesterol:

Nếu bạn đang phải theo dõi lượng cholesterol trong cơ thể, bạn nên xem xét điều hòa lượng tiêu thụ mực, vì loại động vật thân mềm này có chứa lượng cholesterol cao nhất trong số các loại hải sản với 221 mg hay 74% cho mỗi 85g mực đã nấu chín.

Còn bạch tuộc cũng có rất nhiều điểm đặc biệt. Máu của bạch tuộc có màu xanh nhạt.

Thị lực của bạch tuộc rất tốt nhưng tiếc thay chúng lại bị điếc.

Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp loại là loài động vật thông minh nhất. Hệ thần kinh của chúng hoạt động khá phức tạp, hơn 2/3 nơron nằm trong những dây thần kinh ở các tua.

Bạch tuộc khác mực thế nào: 

Những xúc tu trên tua của bạch tuộc có tác dụng giống như giác hút giúp bạch tuộc có thể giữ chặt con mồi đồng thời những xúc tu này còn giúp bạch tuộc xác định được địa hình và hình dạng của những thứ nó bám vào.

Tay của bạch tuộc có thể mọc lại khi bị mất.

Các loài bạch tuộc thường thích chạy trốn hơn là quay lại đánh nhau với kẻ thù, chúng thường tích nước vào phần thân rồi bắn ra với tốc độ cực nhanh tạo thành phản lực để đẩy cả cơ thể của chúng về phía trước nhằm tìm đường trốn chạy khỏi kẻ thù. Tốc độ của chúng vào khoảng 25km/h.

Các nhà khoa học đã khám phá được bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng có thể phân biệt được hình dạng, bắt chước được mọi hoạt động của vật thể sau khi quan sát. Khả năng trốn thoát của bạch tuộc phải gọi là bậc thầy bởi chúng vô cùng thông minh. Một số ngư dân đã không thể phát hiện được bạch tuộc len lỏi vào tàu của họ để ăn uống ngon lành rồi biến mất lúc nào không hay.

Tuy nhiên, vòng đời của bạch tuộc rất ngắn, thông thường khoảng tầm 2 năm, nhưng có loài chỉ sống được 6 tháng. Duy chỉ có bạch tuộc khổng lồ ở Thái Bình Dương có thể kéo dài tuổi thọ đến 5 năm nếu như sống trong môi trường lý tưởng.

Các nhà khoa học cho rằng, cuộc sống của bạch tuộc cũng gần giống với cá hồi. Chúng không thể sống được lâu sau khi giao phối. Những con đực thường chết sau 1 vài tháng kể từ khi đưa bọc tinh trùng của mình vào con cái. Những con bạch tuộc cái sẽ sống lâu hơn để bảo vệ trứng của mình.

Một điều thú vị là bạch tuộc có cơ chế giao phối khá đặc biệt. Con đực sẽ tạo ra một bọc tinh trùng và đưa vào cơ thể con cái thông qua một chiếc vòi. Khi tiến vào sâu trong con cái, chiếc vòi này sẽ bắt đầu căng phồng, dễ dàng phóng lượng tinh của mình một cách dễ dàng và triệt để, có khả năng loại bỏ được những đứa con tương lai của đối thủ trước.

Giống như tắc kè hoa, bạch tuộc có khả năng biến đối màu sắc cơ thể thích nghi với điều kiện môi trường xung quanh để có thể lẩn tránh kẻ thù một cách hoàn hảo nhất. Ngoài ra, bạch tuộc có thể phun mực vào đối phương khi gặp nguy hiểm. Mực tối khiến cho những kẻ tấn công này không thể nhìn thấy bạch tuộc và chúng dễ dàng tẩu thoát.

Bạch thuộc là loài động vật săn đêm, thức ăn ưa thích của chúng là cua, nhuyễn thể và tôm càng.

Bạch tuộc cái có thể đẻ tới 150.000 trứng trong hai tuần. Con cái sẽ không kiếm mồi mà chỉ tập trung vào việc bảo vệ trứng của mình. Điều đó khiến những con bạch tuộc con sau khi sinh ra sẽ mất mẹ bởi mẹ chúng bị chết vì thiếu dưỡng chất và đói trong một thời gian dài.

Một số món ăn ngon từ mực

Mực hấp: Ngon nhất là mực ống và mực sữa. Dân sành ăn khi hấp mực sẽ k làm sạch mà để nguyên con. Khi hấp chín mật trong con mực sẽ chảy ra nước sẽ có màu đen sệt. Mực hấp chưa qua sơ chế sẽ ngọt nước hơn. Nhưng đa phần mọi người thấy màu đen của mực không thấy vệ sinh nhưng thực tế dân ghe họ truyền tai nhau rằng ăn nguyên vậy nó có vị thuốc với không bị đau bụng.

Mực hấp ngon nhất là bỏ vào đó vài lát gừng, cần, hành tây. nêm 1 ít bột nêm và bọt ngọt vào. Khi ăn không cần chấm với bất kỳ loại nước chấm nào hết, ăn như vậy mới cảm nhận được hết vị ngọt ngon của mực

- Mực chiên: Mực sữa chiên giòn. Mực ống chiên nhồi thịt. Mực lá chiên tươi hoặc 1 nắng.

- Mức nấu lẩu và nướng: Thích hợp nhất là mực nang và mực lá vì thân dày hơn các loại mực khác.

- Mực xào: thích hợp nhất là mực ống sau đến là mực lá và mực nang. Mực xào lưu ý nên xào riêng mực và nguyên liệu sau đó hãy trộn chung vào đảo đều cho thấm gia vị rồi tắt lửa. (Xào kiểu này sẽ giữ nguyên được độ dai ngọt của mực).

- Mực 1 nắng : Chọn mực lá và mực ống to.

Một số món ngon từ bạch tuộc

Sushi: Trong hàng trăm loại sushi hải sản, sushi bạch tuộc là món bạn có thể bắt gặp tại tất cả các quán ăn, nhà hàng kinh doanh ẩm thực Nhật. Điểm cộng của món sushi này là giá thành rẻ, dễ ăn.

Sashimi: Dù món ăn này được nhiều người đánh giá cao về chất và lượng, song nó không phải là món ăn dễ ăn với thực khách Việt.

Bánh bạch tuộc takoyki: Takoyaki là loại bánh tròn nổi tiếng ở Osaka, và là bánh truyền thống của Nhật Bản trong các dịp lễ hội. Bánh có nhân bên trong là mực và bạch tuộc, bên ngoài là bột truyền thống của Nhật Bản. Bạn có thể thưởng thức món bánh này tại các quán ăn kinh doanh món Nhật với giá 4-5.000 đồng/viên.

Gỏi bạch tuộc: Cách chế biến gỏi bạch tuộc khá đơn giản. Bạch tuộc chọn mua những con tươi, làm sạch, hấp hay luộc với nước dừa tươi hay một ít gừng và sả cây. Dùng các loại rau như hành tây, dưa leo…cùng các loại rau thơm như ngò, rau răm, húng cây... trộn với nước mắm gỏi thật ngon, rồi cho bạch tuộc hấp đã nấu chín lên trên. Gỏi bạch tuộc dùng kèm bánh tráng nướng hay bánh phồng tôm và nước mắm chua ngọt.

Bạch tuộc hấp: Nếu bạch tuộc nướng mê hoặc giới sành ăn với hương thơm và độ dai chắc của món nướng, thì các món hấp như bạch tuộc hấp hành, bạch tuộc hấp gừng.. lại là sự kết hợp trọn vẹn của loại hải sản tươi ngon và nước chấm đi kèm. Bên cạnh đó, bạch tuộc hấp lá ổi còn là món ngon bạn không nên bỏ qua khi đến Hạ Long.

Bạch tuộc nướng: Nhắc đến bạch tuộc nướng, mọi người nghĩ ngay đến An Dương Vương, quận 5, con đường bạch tuộc và mực nướng nhộn nhịp nhất Sài Gòn. Với mỗi cách ướp khác nhau sẽ cho ra đời một món bạch tuộc nướng khác nhau. Phổ biến nhất là bạch tuộc nướng muối ớt, nướng sa tế, nướng sả…

Bạch tuộc nhúng: Tuỳ theo khẩu vị của thực khách mà món ăn này có nhiều loại nước nhúng khác nhau như nhúng dấm, nhúng dừa, nhúng mẻ…. Dù dùng loại nước dùng gì thì quy tắc chung của món nhúng này là bạch tuộc phải còn sống khi dọn cho thực khách. Có như vậy, khi hòa lẫn cùng nước chấm, rau sống, bánh tráng cuốn, loại hải sản này vẫn bật lên độ tươi, giòn, ngọt nhất định.

Lẩu bạch tuộc: Chưa có món lẩu bạch tuộc nào được ghi nhận song, với giá thành rẻ, độ tươi vượt trội, loại hải sản này đã soán thành công vị trí của mực trong phần thịt của các món lẩu hải sản hay lẩu Thái.

Mực bạch tuộc xanh gây nguy hiểm chết người

Mực là loại hải sản được chúng ta ưa thích, tuy nhiên không phải loại mực nào cũng tốt. Mới đây, theo nghiên cứu của Viện Pasteurs Nha Trang, loại mực bạch tuộc đã gây nhiều vụ ngộ độc và làm chết 4 người ở Bình Thuận có tên khoa học là Hapalocheana. Khi bị kích động hoặc chuẩn bị tấn công, màu sắc của các con mực này trở nên sặc sỡ. Đó chính là lúc chúng tiết chất độc từ tuyến nước bọt.

Chất độc đó tên là tetrodotoxin, rất nguy hiểm đối với hệ thần kinh, nhất là ở trẻ em và người già ốm yếu. Tình trạng nhiễm độc có thể xảy ra nếu ăn phải loại mực này hoặc bị hàm kitin sắc như mỏ vịt của chúng cắn rách da. Nạn nhân sẽ thấy khó thở, suy hô hấp, da tím tái, huyết áp hạ thấp, có thể tử vong trong vòng 20 phút sau đó. Theo tài liệu của Mỹ, một con Hapalocheana nặng 25 g có thể tiết một lượng độc tố gây chết 10 người có trọng lượng 75 kg. Theo Viện Pasteurs Nha Trang, loại mực bạch tuộc có các đốm xanh ở thân này xuất hiện ở vùng biển miền Trung vào đầu năm 2001. Chúng có đủ kích cỡ, chiều dài 6-20 cm, có 8 vòi, trọng lượng trung bình khoảng 50 g.

Cơ chế biến sắc độc đáo của mực, bạch tuộc và ứng dụng trong máy ảnh

Hai năm trước, một đội liên ngành từ Đại học Tổng hợp UC Santa Barbara (UCSB) của Mỹ phát hiện ra cơ chế, theo đó Doryteuthis opalescens - dẫn truyền thần kinh thay đổi đáng kể màu sắc ở mực... Acetylcholine có chức năng dẫn truyền xung thần kinh, được đặt trong chuyển động một chuỗi sự kiện liên quan việc bổ sung các nhóm phosphate trong một nhóm protein đặc biệt gọi là reflectins. Quá trình này cho phép các protein ngưng tụ, quá trình chuyển động sẽ làm thay đổi màu sắc con vật.

Cấu trúc màu sắc hoàn toàn dựa vào mật độ và hình dạng vật liệu chứ không phải tính chất hóa học của nó. Các nghiên cứu mới nhất từ nhóm UCSB cho thấy tế bào đặc biệt trong da mực, tên là iridocytes, có nếp gấp sâu hoặc invaginations của màng tế bào mở rộng sâu vào cơ thể đến vách tế bào. Điều này tạo ra lớp lá mỏng và hoạt động như một phản xạ Bragg du dương. Phản xạ Bragg được đặt tên sau khi người cha và con trai ở nước Anh đã phát hiện ra hơn một thế kỷ trước và dự đoán thời gian khả năng định kỳ cấu trúc phản chiếu ánh sáng thường xuyên.

"Chúng tôi biết động vật thân mềm sử dụng màu ánh kim du dương của mình để ngụy trang nhằm kiểm soát xung quanh tốt hơn hoặc trong một số trường hợp tương thích với nền", đồng tác giả Daniel E. Morse, giáo sư Wilcox - Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học Viện Khoa phân tử công nghệ sinh học tế bào và phát triển sinh học/khoa học biển tại UCSB cho biết.

"Chúng cũng sử dụng nó để tạo ra các mẫu màu khó hiểu mà chủ yếu là làm gián đoạn nhận thức về thị giác của một số động vật ăn thịt theo sự phối hợp tương tác, đặc biệt là giao phối, thay đổi liên tục ở mỗi lần xuất hiện", ông cho biết thêm. "Ví như một số loài mực: màu đỏ tươi nghĩa là để tránh xa, trong khi ở cá ngựa vằn là một lời mời giao phối".

Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực tạo ra các kháng thể đặc biệt để ràng buộc các protein reflectins; bên cạnh đó họ cũng tiết lộ rằng reflectins nắm độc quyền chi phối sự hình thành những lá mỏng từ các nếp gấp trong màng tế bào. Các sự kiện xảy ra đáng kể trong sự ngưng tụ của reflectins gây ra áp suất thẩm thấu bên trong các lá mỏng dẫn đến việc đào thải nước, làm cho các lá mỏng co lại và quá trình khử nước làm giảm độ dày và khoảng cách giữa chúng. Sự di chuyển của nước đã được chứng minh trực tiếp sử dụng deuterium bao bọc bên ngoài.

Khi dẫn truyền thần kinh acetylcholin được rửa sạch và các tế bào có thể phục hồi, các lá mỏng tích nước đầy đủ làm cho việc khôi phục nước trở lại cho phép các lá mỏng tăng tới độ dày ban đầu của nó. Quá trình mất nước và bù nước xảy ra liên tục, các lá cũng co hẹp lại và trương lên làm thay đổi độ dày và khoảng cách, trong khi đó có sự thay đổi lần lượt về bước sóng ánh sáng, đó là sự phản ánh, cho nên việc "điều chỉnh" sự thay đổi màu sắc trên toàn bộ quang phổ để nhìn thấy được là điều cần thiết.

"Điều này ảnh hưởng của sự ngưng tụ trên reflectins, đồng thời làm tăng chỉ số khúc xạ bên trong các lá mỏng", Morse giải thích. "Ban đầu, trước khi các protein được hợp nhất, chỉ số khúc xạ - hiểu đơn giản như mật độ - bên trong và bên ngoài các lá mỏng, mà thực sự là môi trường nước bên ngoài cùng, không có sự khác biệt về quang học nên không được phản ánh… Nhưng khi các protein tổng hợp lại, điều này làm tăng chỉ số khúc xạ nên sự tương phản giữa bên trong và bên ngoài có sự gia tăng đột biến, làm cho các lá mỏng chồng lên nhau để tạo thành phản xạ, trong khi cùng lúc việc mất nước và co lại gây ra thay đổi màu sắc. Các động vật có thể kiểm soát mức độ mà điều này xảy ra - nó có thể chọn màu sắc - và nó cũng đảo ngược độ chính xác điều chỉnh này bằng cách thay đổi kích thước nano của lá mỏng là điều tuyệt vời".

Trong một bài báo khác của cùng nhóm nhà nghiên cứu, công bố trong Tạp chí Royal Society Interface, tác giả chính là nhà vật lý Amitabh Ghoshal, tiến hành một phân tích toán học về sự thay đổi màu sắc và khẳng định những thay đổi trong chỉ số khúc xạ hoàn toàn tương ứng các phép đo thực hiện với các tế bào sống.

Bài báo thứ ba, công bố trên Tạp chí Thực nghiệm sinh học, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng trữ lượng con cái cho thấy một tập hợp sọc có thể được kích hoạt bằng ánh sáng và có thể hoạt động trong quá trình giao phối, cho phép con cái bắt chước sự xuất hiện của con đực, do đó làm giảm số lần gặp gỡ giao phối và liên lạc tích cực với con đực. Quan trọng nhất trong việc tìm kiếm nghiên cứu này là việc phát hiện ra một cặp mà việc chuyển đổi từ không màu sang sáng trắng.

"Đây là lần đầu tiên các tế bào màu trắng chuyển đổi dựa trên các protein reflectin đã được phát hiện", Morse lưu ý thêm.

Những phát hiện này có thể ứng dụng thực tế? "Trong ngành viễn thông, chúng tôi đang nỗ lực nhiều hơn, nhằm đáp ứng thông tin liên lạc nhanh chóng dựa trên ánh sáng", Morse cho biết, "Chúng tôi đã sử dụng cáp quang và chuyển mạch quang tử trong một số thiết bị viễn thông của chúng tôi; nhưng có câu hỏi đặt ra cho đến lúc này, chúng ta có thể học hỏi gì từ những cơ chế cuốn tiểu thuyết Biophotonic đã phát triển qua hàng triệu năm bằng việc chọn cách tiếp cận mới từ tự nhiên làm vật liệu quang tử du dương và chuyển đổi để mã hóa hiệu quả hơn, giúp truyền tải và giải mã thông tin thông qua ánh sáng?".

Các nhà nghiên cứu UCSB đang hợp tác với hệ thống Raytheon Vision ở Goleta (California, Mỹ) để điều tra các ứng dụng cùng những khám phá của họ trong sự phát triển các bộ lọc du dương và cửa chớp có thể chuyển đổi cho máy ảnh hồng ngoại. Cùng đó, có thể ứng dụng cho ngụy trang tổng hợp.

 

Tết Trung Quốc và Việt Nam khác nhau thế nào?

Tết Trung Quốc và Việt Nam đều diễn ra theo lịch âm. Bên cạnh một số tương đồng như lì xì, cúng đêm giao thừa... Tết ở hai nước có nhiều khác biệt.

 

Quả Bóng Vàng và FIFA The Best khác nhau như thế nào?

Tuy cùng là giải thưởng tôn vinh cầu thủ xuất sắc nhất thế nhưng cách thức bầu chọn của Quả Bóng Vàng và FIFA The Best lại hoàn toàn khác nhau.

comment Bình luận

largeer