15 câu hỏi thường gặp về mắt lác

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 đã đưa ra câu trả lời cho 15 câu hỏi thường gặp về mắt lác.
09/09/2022 11:11

Mắt lác có di truyền không?

Mắt lác (lé) có thể di truyền được, đặc biệt là lác do tật khúc xạ cận, viễn, loạn thị, nhược thị. Nguyên nhân có thể do gen hoặc yếu tố môi trường cũng có thể góp phần. Thông thường, 2 loại lác di truyền hay gặp là lác trong và lác ngoài.

Mắt lác có chữa được không?

Lác mắt là bệnh có thể chữa được. Để điều trị mắt lác trước hết cần loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm gây ra lác và điều trị bệnh nền ổn định. Ví dụ như bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm màng não... Một số bệnh lý gây chèn ép dây thần kinh vận nhãn dẫn đến lắc mắt thì cần thực hiện phẫu thuật điều trị bệnh nền.

Phẫu thuật có điều trị triệt để được mắt lác không?

Phẫu thuật là phương pháp điều trị lác hiệu quả, tuy nhiên nếu lác do các bệnh lý gây nên thì cần phải điều trị bệnh lý gốc. Tùy vào độ lác của mắt mà bệnh nhân có thể phải phẫu thuật 2-3 lần.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Phẫu thuật mổ lác có an toàn không?

Mổ lác là phương pháp phẫu thuật nhằm điều chỉnh các cơ bám trên mắt, giúp đôi mắt cân đối, hoàn toàn không nguy hiểm. Phẫu thuật mổ lác mắt thường diễn ra an toàn, tỉ lệ thành công cao và có thể ra về mà không cần ở lại qua đêm.

Phẫu thuật mổ mắt lác có đau không?

Không đau, bởi bệnh nhân sẽ được gây mê hồi sức. Sau quá trình phẫu thuật, bệnh nhân thường gặp các biểu hiện đỏ mắt, hơi rát, sưng phù kết mạc hoặc mi mắt... sẽ hết trong một vài ngày mà không để lại di chứng.

Mắt lác có phổ biến ở trẻ sơ sinh không?

Hiện tượng lác ở trẻ sơ sinh rất phổ biến, xuất hiện lần đầu tiên trong vòng 6 tháng đầu đời, có thể xuất hiện khi mới sinh nhưng thường phát triển trong vài tháng đầu khiến mắt bị lệch. Vì vậy, nếu phát hiện bất thường nào về mắt, bố mẹ hãy cho trẻ đi khám sớm để chẩn đoán và điều trị giúp thị lực của trẻ phát triển bình thường.

Mắt lác có phải là tật không?

Lác lé là một dị tật ở mắt do lệch trục nhãn cầu, dẫn tới tình trạng mắt không thẳng hàng, nhìn theo nhiều hướng khác nhau và mỗi mắt sẽ tập trung vào một đối tượng khác nhau.

Mắt lác phát triển như thế nào?

Mắt lác có thể do các vấn đề cơ mắt, các dây thần kinh vận nhãn truyền thông tin đến các cơ hoặc trung tâm điều khiển trong não chỉ huy các chuyển động của mắt. Nó cũng có thể phát triển do các tình trạng sức khỏe, bệnh lý kèm theo hoặc chấn thương mắt. Các yếu tố nguy cơ phát triển lác bao gồm: Tiền sử gia đình, bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, basedow...

Làm thế nào để phòng tránh lác mắt

Để phòng tránh lác lé cho trẻ là một điều rất khó, đặc biệt đối với lác bẩm sinh. Tuy nhiên, có một số lưu ý để phòng tránh như sau:

- Khám mắt định kỳ cho trẻ, đặc biệt nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường về mắt như nheo mắt, hay vị trí nhãn cầu bất thường.

- Kiểm soát tốt các bệnh lý mắc phải, nhất là các bệnh về mạch máu, nội tiết. Ví dụ: Tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, tuyến giáp...

- Bổ sung dinh dưỡng và các vitamin tốt cho mắt trong chế độ ăn: Vitamin A, Omega 3, B, C,...

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lác mắt?

Có nhiều nguyên nhân gây lác, chủ yếu là do cơ, thần kinh vận nhãn bị liệt yếu:

- Nhược thị thực thể: Đục thủy tinh thể,...

- Tật khúc xạ: Cận thị nặng, viễn thị không được điều trị

- Liệt cơ vận nhãn

- Di truyền

- Tổn thương não, tổn thương các dây thần kinh vận nhãn: Khối u

- Bất thường về giải phẫu: Do cơ yếu hoặc bám bất thường so với vị trí giải phẫu, dị dạng hốc mắt.

- Biến chứng của bệnh khác: Tiểu đường, chấn thương sọ não,...

Mắt lác trông như thế nào?

Mắt hướng về các hướng khác nhau, một hoặc hai mắt có thể hướng vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới trong khi mắt nhìn về phía trước.

Mắt lác có tăng theo tuổi không?

Nhiều người cho rằng mắt lác sẽ vẫn vậy khi lớn lên, nhưng trên thực tế, lác mắt có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị. Trẻ trên 4 tháng tuổi cần được khám thị lự khi mắt trẻ không nhìn thẳng mọi lúc.

Mắt lác có gây ra rung giật nhãn cầu không?

Lác mắt và rung giật nhãn cầu đều có thể xảy ra khi mới sinh hoặc phát triển do chấn thương hoặc tình trạng bệnh có từ trước. Bởi vị chuyển động của mắt tương quan với sự kiểm soát và chức năng thần kinh, cả 2 tình trạng này thường liên quan đến rối loại thần kinh.

Mắt lác có gây ra tình trạng nhìn đôi không?

Khi mắt lác có tình trạng nhìn đôi ở trẻ em sẽ được bộ não đang phát triển ở trẻ em xử lý chứng nhìn đôi bằng cách ngăn chặn một trong các hình ảnh bằng cách nghiêng đầu để tránh nhìn đôi. Nhưng điều đó làm cho não bộ đang phát triển của trẻ bị hại vì bỏ qua mất khả năng nhìn hoàn hảo (nhược thị). Khả năng nhìn và nhận thức độ sâu, âm thanh nổi hoặc hình ảnh 3D kém.

Lác mắt ở người lớn thường dẫn đến nhìn đôi vì não đã được huấn luyện để tiếp nhận hình ảnh từ cả 2 mắt.

Mắt lác là nguyên nhân gây ra nhược thị?

Khi bị lác, khả năng nhận diện hình ảnh ở mắt lác sẽ kém hơn so với mắt bình thường, khi gửi về não bộ sẽ loại trừ hình ảnh đó và gây ra nhược thị.

Bệnh Viện Mắt Hà Nội 2 

comment Bình luận

largeer