2 dấu hiệu biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng cha mẹ cần theo dõi kỹ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus và bệnh có thể rất nặng dẫn đến tử vong do biến chứng viêm não, viêm cơ tim, nhất là ở trẻ em dưới 5 tuổi.
15/10/2020 06:45

Dấu hiệu tay chân miệng

Theo thông tin từ Cục Y tế dự phòng, tại Việt Nam, năm 2020, dịch bệnh tay chân miệng bắt đầu gia tăng sớm hơn mọi năm vào tháng 6-7, số mắc cao vào tháng 8; các tuần đầu tháng 9 hiện đang có xu hướng chững lại, trong 2 tuần cuối tháng 9, số mắc tăng nhanh (trung bình trên 3.500 trường hợp mắc/ tuần, tăng nhanh ở cả 4 khu vực, chủ yếu khu vực miền Nam). Đến nay đã có hàng chục nghìn trẻ mắc tay chân miệng.

Tuy nhiên, hiện đang vào năm học mới, các em học sinh đến trường, dự báo số mắc sẽ gia tăng tại các tỉnh, thành phố trọng điểm.

Theo bác sĩ Trương Hưu Khanh – trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1, Biểu hiện sớm nhất của bệnh là sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi.

2 dấu hiệu biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng cha mẹ cần nắm để theo dõi kỹ - Ảnh 1.

 

Trong 1 đến 2 ngày bệnh sẽ phát ban là những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da bình thường, sau đó trở thành bóng nước. Sang thương ở miệng có dạng vết loét, có đường kính từ 4 – 8mm. Cha mẹ thường nhầm lẫn với với bệnh viêm loét miệng thông thường. Những bóng nước ngoài da thường xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, cẳng chân, hoặc ở cánh tay.

Ngoài ra, bệnh cũng dễ bị nhầm với các tổn thương da là bóng nước nên cần phân biệt với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn như tụ cầu và liên cầu, bệnh do nhiễm siêu vi Herpex simplex hoặc bệnh thủy đậu.

Thông thường, trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường khỏi trong vòng một tuần lễ nếu được điều trị đúng cách, không có biến chứng. Những bóng nước mới đầu có dịch trong lúc bội nhiễm sẽ gây đục, sau đó sẽ lành không để lại sẹo. Các vết da, các sang thương ở da không cần bôi gì cả, sang thương này sẽ tự khỏi thôi. Mụn nước của tay chân miệng rất khó bội nhiễm. Vệ sinh tắm rửa bằng xà phòng cho bé giống như khi chưa mắc bệnh

Tuy nhiên, nếu không biết chăm sóc thì rất dễ xảy ra biến chứng.

Khi nào cần đến bệnh viện

Theo bác sĩ Khanh tay chân miệng biến chứng hai nhóm

Thứ nhất, liên quan đến thần kinh như giật mình, run tay chân, đi loạng choạng.

Thứ hai biến chứng tim phổi, sau biến chứng thần kinh chuyển sang biến chứng tim mạch như tim không co bóp được, phù phổi gây sốc cho trẻ và diễn tiến này rất nhanh có thể chỉ 60 phút đã không thể cứu được trẻ.

Trong khi đó, bác sĩ Khanh nhấn mạnh không có cách tránh biến chứng vì tùy thuộc vào cơ địa và độc lực của virus nhưng trẻ càng nhỏ, càng dễ biến chứng hơn. Việc quan trọng là phát hiện sớm các biến chứng. Bệnh tay chân miệng có mức độ mỗi trẻ một khác.

Việc quan trọng là phát hiện sớm các biến chứng. Trẻ bị tay chân miệng sốt trên 2 ngày, sốt cao trên 39 độ, sốt không hạ thì có thể sẽ đi đến biến chứng nên phải đi khám.

2 dấu hiệu biến chứng cực kỳ nguy hiểm của bệnh tay chân miệng cha mẹ cần nắm để theo dõi kỹ - Ảnh 2.

 

BS Trương Hữu Khanh

Hai dấu hiệu đặc biệt cần chú ý đó là nếu bé giật mình khi ngủ, càng giật mình nhiều càng nặng nên phụ huynh cần hiểu và theo dõi vì biến chứng thần kinh của trẻ.

Dấu hiệu thứ hai trẻ bị yếu 1 chân, da bong, mạch nhanh, lúc nào có thể trẻ đã rơi vào nguy hiểm. Chỉ khi nào đủ 7-10 ngày thì mới là thời gian an toàn, không biến chứng.

Tay chân miệng do nhiều loại virus khác nhau gây ra. Hiện bệnh chưa có vắc xin phòng nên dù đã mắc 1 lần, bé vẫn có thể mắc lại. 

Trẻ có thể mắc tay chân miệng nhiều lần cho đến khi hơn 3 tuổi thì mới giảm khả năng mắc bệnh. Do vậy việc phòng ngừa phải thực hiện thường xuyên. Vì vây, bác sĩ Khanh khuyến cáo phòng bệnh là quan trọng nhất.

Bệnh lây qua đường miệng – miệng nên phòng bệnh chính là vệ sinh sạch sẽ. Bác sĩ Khanh cho biết cần giữ thói quen cơ bản là rửa tay và cách ly trẻ bệnh. Người lớn và trẻ em đều phải rửa tay. 

Người lớn rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, sau khi đi đến vùng có bệnh về. Trẻ em rửa tay trước khi vô lớp, sau khi ra khỏi lớp, trước khi vào nhà. Cách làm này để cắt nguồn lây từng vùng này sang vùng khác.

Trẻ mắc bệnh cần được phát hiện sớm và cách ly ít nhất 10 ngày. Do đó, trẻ có đi học thì khi mắc bệnh nên ở nhà và báo ngay cho cô giáo để thực hiện các biện pháp phòng ngừa tại trường, tránh lây lan cho trẻ khác.

Nơi trẻ mắc bệnh, để tiêu diệt nguồn virus tồn tại nên rửa đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa và các vật dụng có thể mang mầm bệnh bằng dung dịch sát trùng.

Theo Pháp luật bạn đọc

comment Bình luận

largeer