4 biến thể corona mới, người nhiễm không hề ho sốt được phát hiện tại Ai Cập

Nhân viên y tế Ai Cập phun thuốc khử trùng tại một khu nghỉ dưỡng ở thành phố Hurghada - Ảnh: AFP
Nhận định này dựa trên các hồ sơ bệnh án của bệnh nhân mắc COVID-19 trong đợt bùng phát thứ hai vừa qua ở Ai Cập. Trước đó, một khuyến cáo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đã nêu các triệu chứng nhiễm bệnh mới.
Theo ông Salem, hiện có ít nhất 4 biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được ghi nhận tại Ai Cập. Mỗi biến thể lại khiến người nhiễm biểu hiện triệu chứng khác nhau.
Vị này giải thích kích thước của virus là yếu tố quyết định mức độ nghiêm trọng và phức tạp của các triệu chứng. Người bệnh có thể cảm thấy tâm trạng bất ổn, mệt mỏi và suy nhược nghiêm trọng cũng như các triệu chứng về hô hấp.
Việc bị lây nhiễm cũng không làm bệnh nhân bị mất ngủ như thông tin triệu chứng trước đây. Những người nhiễm biến thể mới thường bị virus làm cho kiệt sức nên ngủ nhiều hơn.
Tờ Egypt Independent còn trích dẫn một cảnh báo đáng lo ngại hơn từ ông Salem là các bệnh nhân nhiễm biến thể mới có thể không sốt, thậm chí là thân nhiệt tăng bất thường. Những trường hợp này trước đây được xếp vào nhóm không biểu hiện triệu chứng.
Bác sĩ Salem khuyến cáo cần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngủ đủ giấc và uống nhiều nước. Ông giải thích rằng trọng tâm của việc điều trị COVID-19 là sử dụng huyết tương, kháng thể cũng như các loại thuốc chống viêm.
Ủy ban chống COVID-19 của Bộ Y tế Ai Cập gần đây đã công bố phác đồ điều trị bệnh nhân COVID-19 sau khi hiểu rõ hơn về các biến thể mới và hành vi của chúng. Đây là phác đồ thứ tư được áp dụng tại nước này kể từ khi dịch bùng phát.
Ngoài thay đổi phương pháp điều trị, Bộ Y tế Ai Cập cũng đổi mới cách phân loại để bảo đảm bệnh nhân có thể hồi phục trong thời gian từ 7 đến 10 ngày điều trị. Các loại thuốc được sử dụng gồm thuốc chống virus, thuốc chống sốt rét và kháng sinh cũng như các loại thuốc để nâng cao khả năng miễn dịch.
Theo trang chuyên thống kê về COVID-19 Worldometer, Ai Cập hiện có gần 20.000 ca mắc đang điều trị trong tổng số gần 140.000 ca mắc. Hơn 7.600 người Ai Cập đã thiệt mạng vì COVID-19 kể từ đầu dịch.
Theo Tuổi trẻ

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am