5 bài thuốc chữa ho, viêm phế quản từ lá hẹ
Tác dụng của lá hẹ đối với ho, viêm phế quản
Lá hẹ là một loại rau không còn xa lạ trong bữa ăn của người Việt. Lá hẹ là một loại cây thân thảo, trồng và thu hoạch quanh năm. Hẹ còn có những tên gọi khác như khởi dương thảo, cứu thái,…
Từ xưa, lá hẹ đã được dùng để điều trị bệnh viêm phế quản, ho có đờm (Ảnh minh họa)
Lá hẹ được ứng dụng trong nhiều bài thuốc nam giúp điều trị bệnh viêm phế quản. Theo đông y, lá hẹ có vị cay, hơi chua, mùi hăng, tính ấm. Lá hẹ có một số công dụng sau:
Tiêu đờm;
Giải độc;
Tán huyết;
Ôn trung;
Cầm máu;
Hành khí;
Tráng thận;
Bổ dương.
Theo y học hiện đại, trong lá hẹ có chứa chất odorin, một loại kháng sinh có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn và chống tụ cầu.
Chính vì những lý do trên, lá hẹ từ xưa đến nay vẫn là một vị thuốc được dân gian dùng để trị ho, ho có đờm, viêm phế quản.
5 bài thuốc chữa ho, viêm phế quản từ lá hẹ
5 bài thuốc chữa ho, viêm phế quản từ lá hẹ (Ảnh minh họa)
1. Bài thuốc thứ nhất
Chuẩn bị:
Một nắm lá hẹ;
Đường phèn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch hẹ, để ráo nước.
Bước 2: Thái nhỏ lá hẹ;
Bước 3: Cho hẹ và đường phèn vào bát thủy tinh. Chưng hẹ với đường phèn.
Ăn hẹ chưng với đường phèn có thể trị được chứng ho do thời tiết lạnh, viêm phế quản.
2. Bài thuốc thứ hai
Chuẩn bị:
10g lá hẹ;
20g nghệ tươi;
1 quả chanh tươi;
Một ít đường phèn.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch lá hẹ, chanh và nghệ trước khi chế biến.
Bước 2: Thái nhỏ lá hẹ. Nghệ, cắt miếng nhỏ vừa phải. Cắt chanh theo từng lát.
Bước 3: Cho các nguyên liệu vào bát thủy tinh, chưng (hấp cách thủy) với đường phèn. Chưng trong vòng 30 phút.
Bài thuốc này rất thích hợp với trẻ nhỏ. Cho trẻ uống từ 2 – 3 lần mỗi ngày. Mỗi lần cho uống khoảng 1 thìa cà phê thuốc. Uống thuốc trước khi cho trẻ ăn sữa.
Lưu ý khi dùng lá hẹ trị ho, viêm phế quản (Ảnh minh họa)
3. Bài thuốc thứ ba
Chuẩn bị:
12g lá hẹ;
12g lá xương sông;
12g lá tía tô;
12g kinh giới;
8g gừng tươi.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến.
Bước 2: Sắc các nguyên liệu với 500ml nước. Cô đặc còn 200ml nước thì tắt bếp.
Bài thuốc này có thể chữa được chứng ho ra đờm loãng, nghẹt mũi, nhức đầu, ngứa cổ. Người lớn nên chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Nên uống thuốc sau bữa ăn và dùng khi còn ấm nóng.
Liều dùng dành cho trẻ em, người lớn nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
4. Bài thuốc thứ tư
Bên cạnh việc chế biến hẹ thành thuốc uống, người dùng còn có thể nấu thành một số món ăn để trị ho, viêm phế quản. Sau đây là hướng dẫn món ăn cháo tôm sú, rau hẹ. Món ăn này cũng có tác dụng điều trị bệnh.
Chuẩn bị:
100g tôm sú;
50g rau hẹ;
10g tiêu sọ;
50g gạo tẻ;
5 củ hành tím;
Các gia vị cần thiết.
Cách thực hiện:
Bước 1: Làm sạch tôm, ướp tôm với gia vị, để cho ngấm.
Bước 2: Rửa sạch lá hẹ, thái nhỏ.
Bước 3: Nấu gạo tẻ thành cháo. Khi cháo chín, cho tôm vào, đảo đều.
Bước 4: Cho thêm hành tím, tiêu sọ, lá hẹ và nêm gia vị cho vừa ăn.
Ăn món ăn này trong lúc đói, ăn khi còn ấm nóng.
5. Bài thuốc thứ năm
Chuẩn bị:
10g lá hẹ;
8g lá chanh;
10g hoa cúc;
10g bạc hà;
12g rau má;
12g lá dâu tằm.
Cách thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu, để cho ráo nước trước khi dùng.
Bước 2: Nấu các nguyên liệu với 500ml nước, sắc lại còn 200ml.
Người lớn dùng bài thuốc này để trị chứng ho, đau họng, có đờm và sốt nhẹ. Chia thang thuốc thành 2 lần uống trong ngày, nên dùng khi còn ấm nóng, sau bữa ăn.
Một số lưu ý khi dùng lá hẹ
Khi sử dụng lá hẹ để điều trị bệnh viêm phế quản và chứng ho, người dùng cần lưu ý một số điều sau:
Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tai mũi học, bác sĩ y học cổ truyền hoặc chuyên viên y tế trước khi áp dụng.
Tác dụng của các bài thuốc từ lá hẹ có thể diễn ra chậm. Đây là đặc điểm của các bài thuốc đông y, thuốc nam. Do đó, người dùng cần kiên trì sử dụng.
Nếu sau một thời gian dùng thuốc, nhận thấy thuốc không có tác dụng, người dùng nên ngưng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ để tìm phương án điều trị khác. Hiệu quả của các bài thuốc trị viêm phế quản từ lá hẹ có thể không có tác dụng, thậm chí gây ra một số tác dụng phụ đối với một số bệnh nhân. Nguyên nhân là do cơ địa, thể trạng của một số bệnh nhân không thích hợp với thuốc.
Trước khi sử dụng lá hẹ, người dùng cần rửa kỹ, tránh để sâu bệnh, thuốc trừ sâu hoặc vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tác dụng dược lý của lá hẹ tốt nhất vào mùa xuân, người dùng nên chọn thời điểm này để ăn hoặc chế biến thành những bài thuốc.
Lá hẹ kỵ với mật ong và thịt trâu. Người dùng không nên kết hợp vì dễ gây ngộ độc.
Người bị âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt không nên dùng lá hẹ trong thời gian dài.
Nói tóm lại, lá hẹ là một món rau quen thuộc đối với bữa cơm của người Việt. Lá hẹ thường dễ tìm và giá bán không đắt đỏ. Hẹ có nhiều công dụng đối với sức khỏe của con người và được ứng dụng trong các bài thuốc nam trị bệnh viêm phế quản. Dùng lá hẹ để điều trị viêm phế quản giúp người bệnh tiêu đờm, giảm ho,… Tuy nhiên, trước khi áp dụng những bài thuốc từ lá hẹ, bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ.
Theo Thuốc Dân tộc
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm