6 điều KHÔNG ĐÚNG trong điều trị COVID-19
Nhiễm SARS- CoV-2 đồng nghĩa bị bệnh COVID-19: KHÔNG ĐÚNG.
Nhiễm SARS-CoV-2 đơn giản là virus vào cơ thể. Bệnh COVID-19 là khi miễn dịch của cơ thể gây phản ứng quá mẫn dẫn đến tổn thương phổi và nặng hơn là các cơ quan khác. Để nhận định dấu hiệu tổn thương phổi cần theo dõi nồng độ oxy (SpO2). Miễn dịch quá mẫn nếu có thường xảy ra ngày 5-10 từ khi có triệu chứng vì vậy thời gian theo dõi sức khỏe là 10 ngày từ khởi phát triệu chứng.

(Ảnh minh họa)
Nhiễm SARS-CoV-2 phải vào viện điều trị: KHÔNG ĐÚNG.
Nếu đã tiêm vaccine thì 99% triệu chứng nhẹ và không chuyển thành bệnh COVID-19 theo định nghĩa ở điều (1). Mà không có bệnh thì không cần điều trị/chữa cũng không cần vào viện, miễn là ở nhà kiên trì theo dõi SpO2. Người bị bệnh tiểu đường thì khuyên thêm là cần kiểm tra đường huyết thường xuyên hơn bình thường.
Bệnh COVID-19 có thể điều trị tại nhà: KHÔNG ĐÚNG.
Bệnh COVID-19 có nghĩa là đã có tổn thương phổi (biểu hiện ra là khó thở, tụt oxy) hoặc biến chứng khác. Một khi đã có bệnh thì phải vào viện, vì còn cần nhiều biện pháp theo dõi/thuốc khác chỉ dùng được ở viện, hoặc có các biến chứng chỉ chẩn đoán/điều trị được ở viện.
Test nhanh âm tính là khỏi bệnh: KHÔNG ĐÚNG.
Test nhanh âm tính là nguy cơ lây thấp vì còn ít/ không còn virus ở đường hô hấp trên. Cái này không liên quan đến bệnh COVID-19 (ở phổi). Chính khi lượng virus xuống là khi miễn dịch lên và có thể thành quá mẫn và chuyển thành bệnh COVID-19. Vậy nên ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SpO2 đủ 10 ngày.
Test PCR dương tính tức là vẫn còn bệnh: KHÔNG ĐÚNG.
Một là như điều (1), không phải ai nhiễm SARS-CoV-2 cũng có bệnh COVID-19.
Hai là xét nghiệm PCR nhận định đoạn gien của virus, không phân biệt được virus đó sống hay chết. Nếu một người có miễn dịch bình thường (VD không uống thuốc ức chế miễn dịch hay bị ung thư máu,...), qua 10 ngày theo dõi và khỏe nhưng PCR vẫn dương tính thì đó là xác virus - không có khả năng lây bệnh hay gây bệnh. Nhìn chung test lại PCR ở đa số F0 không có nghĩa lý gì cả, chỉ tốn tiền. Test lại PCR âm hay dương cũng không liên quan gì đến nguy cơ hậu COVID-19 cả…
Cứ có thuốc uống là tốt: KHÔNG ĐÚNG.
Cần đính chính lại là có thuốc Đúng và uống Đúng thời điểm là tốt. Các thuốc Đúng có thể dùng ở cộng đồng, theo độ quan trọng:
- Vaccine. Thời điểm đúng: sớm nhất có thể ở người lớn và trẻ trên 12t. Loại vaccine thì khó bàn vì là chính sách.
- Corticoid. Thời điểm đúng: khi bắt đầu có dấu hiệu tụt SpO2. Lý do cần đúng thời điểm: dùng sớm quá lúc virus đang nhân chia nguy cơ gây bùng phát nặng hơn, dùng muộn quá (do chủ quan không theo dõi SpO2) thì lỡ thời cơ ngăn chặn tổn thương phổi tiến triển. Dùng 01 liều sau đó xin mời vào viện theo dõi và điều trị tiếp.
- Molnupiravir có nguồn gốc tin cậy. Thời điểm đúng: trước ngày thứ 5 của triệu chứng. Thuốc này dân bảo 'như thần', uống vào test âm rất nhanh - nhưng đọc lại điều (4) thì thấy là test âm rồi vẫn phải theo dõi đủ 10 ngày. không dùng được cho phụ nữ có thai. Và mình thì khuyên là nam nữ trẻ tuổi cũng không dùng.
Phân loại các thuốc và "thuốc" còn lại như sau:
- Thuốc chữa triệu chứng dù không thay đổi lộ trình bệnh (paracetamol để hạ sốt, oresol bù điện giải)
- Thuốc đã chứng minh không có tác dụng với COVID-19 và thậm chí có hại: aspirin, hydroxychloroquine, ivermectin, azithromycin, thuốc xanh đỏ,...
- "Thuốc" bổ không thay đổi lộ trình bệnh (vitamin C, thymomodulin, các thể loại thực phẩm chức năng). Hơi oái oăm là như giải thích ở điều (1), bệnh COVID-19 là bệnh do miễn dịch quá mẫn, thuốc điều trị hiệu quả đều là thuốc ức chế miễn dịch - vậy mà người ta cứ hô hào nhau uống vitamin C để 'tăng sức đề kháng'. À mà nói nhỏ là: vitamin C không tăng sức đề kháng đâu, nên thôi thích thì uống cũng được.
Túm lại là bác sĩ Covid có tâm không phải bs biết viết (đơn thuốc dài), mà là bs biết cách theo dõi và chọn thời điểm để dùng thuốc hay vào viện. Bác sĩ có tâm suốt ngày chỉ hỏi đi hỏi lại SpO2 bao nhiêu như cái đài bị hỏng, nhưng đã tính trước mấy bước nếu SpO2 tụt thì làm gì rồi nên xin hãy chịu khó nghe đài hỏng 10 ngày. Hãy bình tĩnh, không nghe các anh hùng bàn phím và anh hùng kê đơn, không uống đủ các thể loại 'thuốc' vào rồi mang vạ vào thân.
Nói thêm là cuộc sống ở Anh sau Omicron đã trở về hoàn toàn bình thường, kể cả trong và ngoài bệnh viện. Có 2-3 tuần rất khó khăn ở đỉnh nhưng rồi dịch tràn qua rất nhanh với tỉ lệ ca nặng và tử vong thấp. Omicron "nhẹ" tất nhiên một phần là do bản thân chủng này, nhưng chủ yếu vẫn là nhờ dân số đã được phủ mũi thứ 3 đủ nhanh - so sánh Anh và Mỹ thì thấy rõ. Mong là với tỉ lệ tiêm mũi 3 như VN, trấn thủ thêm một thời gian rồi Omicron sẽ mau qua.
Nguyễn Trang

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm