62% ca phá thai hiện nay xuất phát từ lý do "ngoài ý muốn"
Thông tin này vừa được ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế, cho hay tại Hội thảo hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới được tổ chức vào 25/9.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, mỗi năm, dân số Việt Nam tăng thêm khoảng một triệu người. Trong những năm tới, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) tiếp tục tăng. Nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tăng.

Ông Nguyễn Doãn Tú, Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình. Ảnh: TL
Ông Tú cho biết tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai năm 2018 là 76,5%. Trong đó, các biện pháp tránh thai hiện đại chiếm 65,5%.
Hệ thống y tế và dân số tại Việt Nam thời gian qua có nhiều cải thiện đáng kể trong cung cấp dịch vụ tránh thai cho người dân. Tuy nhiên, các kết quả điều tra cho thấy nhu cầu chưa được đáp ứng về biện pháp tránh thai hiện đại ở phụ nữ độ tuổi 15-24 là 29,6%. Tình trạng phá thai lặp lại khá phổ biến. Tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát, đang có chiều hướng gia tăng.
“Theo kết quả điều tra biến động DS-KHHGĐ mới nhất của Tổng cục Thống kê, trong 100 ca phá thai của phụ nữ từ 15-49 tuổi đang có chồng, 62 trường hợp là có con ngoài ý muốn”, ông Tú nói.
Ngày Tránh thai thế giới lần thứ 13 có chủ đề “Chủ động tránh thai - Chủ động tương lai”. Theo Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, phòng tránh thai giúp phụ nữ chủ động trong việc sinh đẻ ở các khía cạnh như thời gian, khoảng cách và số lượng con.
Phòng tránh thai cũng giúp hạn chế số con, không sinh quá nhiều để cha mẹ có điều kiện chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn, từ đó nâng cao đời sống, kinh tế của mỗi gia đình. Ngoài ra, điều này có thể tránh được một số tai biến sản khoa và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ông Tú cũng chia sẻ trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong công tác DS-KHHGĐ. Tỷ lệ tăng dân số bình quân giảm từ 1,7% (giai đoạn 1989-1999) xuống còn 1,14% (giai đoạn 2009-2019).
Tổng tỷ suất sinh (TFR) là 2,09 con/phụ nữ và duy trì ổn định trong 13 năm qua, xu hướng sinh 2 con ở Việt Nam đã ăn sâu vào tiềm thức của cộng đồng.
Tỷ suất chết của trẻ em dưới một tuổi (IMR) năm 2019 là 14/1.000, giảm hơn một nửa so với năm 1999. Tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) tại Việt Nam năm 2019 là 21/1.000, giảm hơn một nửa so với năm 1999.
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam liên tục tăng từ 65,2 (năm 1989) lên 73,6 (năm 2019). Trong đó, tuổi thọ của nam là 71 và 76,3 ở nữ.
“Thành công của chương trình DS-KHHGĐ đã hạn chế việc tăng thêm 20 triệu người trong những thập kỷ qua, tiết kiệm khoản chi cho các dịch vụ xã hội”, ông Tú khẳng định.
Theo Zing News

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am