7 bài thuốc chữa bệnh á sừng theo kinh nghiệm của dân gian

Dưới đây là 7 bài thuốc dân gian chữa bệnh á sừng, người bệnh có thể tham khảo và đưa ra những giải pháp phù hợp với cơ thể để đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, đồng thời, phục hồi cấu trúc của da:
23/11/2022 11:27

Chữa bệnh á sừng bằng lá lốt

Không chỉ biết đến là loại gia vị giàu chất dinh dưỡng, lá lốt còn là vị thuốc dân gian với công dụng chữa nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh á sừng.

Trong một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới đây nhất cho biết, trong lá lốt chứa nhiều thành phần hoạt chất được ví như vị thuốc kháng khuẩn, chống viêm tự nhiên. Đồng thời, loại lá cây này còn giúp cải thiện và ngăn ngừa các nguy cơ bội nhiễm ngoài da.

chua-benh-a-sung-bang-dan-gian2

(Ảnh minh hoạ)

Nếu sử dụng lá lốt chữa bệnh á sừng, bạn có thể áp dụng theo 2 cách làm sau:

Cách số 1: Đem khoảng 50gr lá lốt tươi rửa sạch qua nhiều lần nước rồi cho vào ấm cùng với 1 lít nước. Sau đó, thêm một thìa cà phê muối để tăng tính sát khuẩn. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước trong thảo dược tan hoàn toàn trong nước. Đổ nước ra chậu lớn rồi sử dụng để ngâm vùng da bị tổn thương. Để tăng hiệu quả điều trị, có thể sử dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị á sừng.

Cách số 2: Dùng khoảng một nắm lá lốt tươi đem rửa sạch qua nước muối pha loãng rồi vớt ra để ráo. Cho toàn bộ nguyên liệu đã được làm sạch vào trong cối để giã nát. Đắp một lượng vừa đủ lên vùng da bị á sừng và để yên khoảng 30 phút. Sau đó rửa lại bằng nước ấm và dùng khăn bông lau khô nước.

Dầu dừa – Nguyên liệu giúp trị bệnh á sừng

Dầu dừa nguyên liệu là một trong những nguyên liệu được khá nhiều tín đồ làm đẹp lựa chọn. Trong dầu dừa có chứa nhiều hàm lượng vitamin và acid chất béo khác nhau. Đặc biệt là hàm lượng tocotrienol chiếm phần lớn, đây là một dạng vitamin E có khả năng tăng hiệu quả dưỡng ẩm so với vitamin E thông thường, giúp tăng độ đàn hồi, chống lão hóa da và giảm hiện tượng da bị khô ngứa, nứt nẻ.

Bên cạnh đó, dầu dừa còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da. Đồng thời, giúp làm giảm nguy cơ bệnh lan rộng sang các vùng da lành khác.

Cách thực hiện:

Vệ sinh vùng da bị á sừng bằng nước ấm rồi dùng khăn bông khô để lau sạch nước;

Sử dụng một lượng tinh dầu vừa đủ để thoa trực tiếp một lớp mỏng lên vùng da bị tổn thương, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để tăng công dụng;

Sau đó để yên thêm 10 phút rồi rửa lại bằng nước mát;

Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần và kiên trì trong nhiều ngày liền để cảm nhận sự thay đổi của da.

Dùng lá chè xanh để chữa bệnh á sừng

Lá chè xanh (hay còn gọi là lá trà xanh) là một loại thảo dược có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Trong loại thảo được này có chứa nhiều khoáng chất và vitamin có tác dụng chống oxy hóa, sát trùng, chống viêm, kháng khuẩn. Ngoài da, lá chè xanh còn giúp loại bỏ các tế bào chết, da bong tróc, sần sùi, giúp làm lành và phục hồi cấu trúc của da.

Với những thành phần và công dụng đã được kể trên, lá chè xanh hoàn toàn phù hợp để chữa bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng.

Cách thực hiện:

Đem một nắm lá chè xanh ngâm cùng với nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo;

Dùng tay vò nhẹ nhàng toàn bộ lá chè xanh rồi cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ;

Bắc lên bếp và tiến hành đun cho đến khi các tinh chất có trong lá chè xanh hòa tan hoàn toàn trong nước;

Đổ nước ra chậu lớn, pha thêm một ít nước lạnh sao cho nhiệt độ nước vừa đủ để ngâm rửa vùng da bị á sừng;

Tiến hành ngâm rửa khoảng 30 phút, có thể tận dụng phần bã để chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương;

Áp dụng đều đặn mỗi ngày, người bệnh sẽ cảm nhận sự thay đổi về tình trạng của da.

Ngoài việc ngâm rửa, người bệnh có thể sử dụng lá chè xanh để hãm lấy nước dùng. Phương pháp này vừa có tác dụng cải thiện bệnh á sừng vừa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể.

Chữa bệnh á sừng bằng cây vòi voi

Theo một số tài liệu của Y học cổ truyền, cây vòi voi có vị đắng nhẹ, hơi the, tính mát, có tác dụng chống viêm, giảm đau và tiêu độc. Trong khi đó, một số bài báo cáo nghiên cứu khoa học mới nhất cho biết, trong cây vòi voi chứa nhiều hoạt chất có tác dụng như vị thuốc kháng khuẩn tự nhiên. Đồng thời, giúp ức chế và tiêu diệt một số vi khuẩn, nấm hình thành nên bệnh á sừng.

Tuy nhiên, người bệnh tuyệt đối không được sử dụng nước sắc từ cây vòi voi để uống. Bởi thông tin của Bộ Y tế Việt Nam năm 1985 khuyến cáo người bệnh cần thận trọng khi sử dụng loại cây để chữa bệnh. Bởi trong cây vòi voi có chứa hợp chất alcaloid pyrolizidin có khả năng làm hại đến chức năng của gan, thậm chí gây bệnh ung thư.

Cách thực hiện:

Đem một nắm lá cây vòi voi rửa sạch qua nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo;

Cho toàn bộ lá cây đã được làm sạch vào trong cối để giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị á sừng;

Giữ yên khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm;

Áp dụng mỗi tuần 3 – 4 lần và kiên trì điều trị cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Dùng lá trầu không để chữa bệnh á sừng

Lá trầu không được dân gian ví như vị thần dược trị được nhiều bệnh lý khác nhau, đặc biệt là những bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng. Các triệu chứng bong tróc, da bị khô ráp hay bị á sừng hóa dần được cải thiện nhờ có hàm lượng tinh dầu và thành phần hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giải độc.

Việc sử dụng lá trầu không đúng cách sẽ giúp loại bỏ các tác nhân dị nguyên và một số vi khuẩn, virus bám trên da. Đồng thời, tạo thành lớp màn bảo vệ da khỏi tình trạng bội nhiễm, kích hoạt sự hoạt động phục hồi và tái tạo làn da.

Cách thực hiện:

Đem chừng 5 – 7 lá trầu không tươi, bánh tẻ ngâm cùng với nước muối pha loãng 5 phút rồi vớt ra để ráo;

Dùng tay vò nát toàn bộ lá trầu không rồi cho vào trong nồi cùng với 3 – 4 lít nước;

Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi cho đến khi các tinh chất có trong dược liệu tan hết trong nước;

Tắt bếp và đổ ra thau lớn, đội nước nguội dần rồi sử dụng để ngâm rửa tay chân bị á sừng khoảng 15 – 20 phút;

Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần và áp dụng trong nhiều ngày liền.

Chữa bệnh á sừng bằng bài thuốc từ tỏi

Tỏi là một loại gia vị quen thuộc trong các gian bếp của người Việt. Công dụng chính của tỏi trong một số món ăn là tạo hương vị và kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra, tỏi còn được biết đến là vị thuốc dân gian chữa nhiều bệnh lý khác nhau như: cảm cúm, cảm lạnh, ho, viêm họng, bệnh ngoài da, trong đó có bệnh á sừng.

Thành phần hoạt chất allicin có trong tỏi được xem là một vị kháng sinh tự nhiên với công dụng tiêu diệt và ức chế một số loại nấm, vi khuẩn gây bệnh ngoài da. Đồng thời, loại dược liệu này còn giúp ngăn ngừa tình trạng bị bội nhiễm.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị một vài tép tỏi, bóc vỏ rõ rồi đem rửa sạch qua nhiều lần để loại bỏ bụi bẩn;

Đem toàn bộ tỏi đã được làm sạch giã nét rồi vắt lấy nước cốt;

Trộn nước ép tỏi cùng với nước ấm theo tỷ lệ 2:1;

Thoa trực tiếp hỗn hợp vừa được hoàn thành lên vùng da bị á sừng sau khi được vệ sinh bằng nước ấm;

Để yên thêm khoảng 15 – 20 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.

Lưu ý: Vì tỏi có vị cay nồng, có thể kích hoạt sự đau rát hay xót da. Do đó, cần tránh bôi lên vùng da đang chảy máu hoặc vừa mới bị trầy xước.

Sử dụng quả chanh tươi trị bệnh á sừng

Có lẽ khá nhiều người sẽ khá bất ngờ khi nhắc đến chanh điều trị bệnh á sừng. Theo một số tài liệu nghiên cứu khoa học mới nhất cho biết, phần nước cốt của chanh có chứa nhiều hoạt chất có lợi trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh á sừng. Nổi bật là hàm lượng vitamin C dồi dào có tác dụng loại bỏ lớp tế bào chế, tăng cường tạo lớp thành bảo vệ cấu trúc da và phục hồi da bị tổn thương do bị á sừng.

Tuy nhiên, các trường hợp tổn thương bị chảy máu thì bạn không nên dùng loại nguyên liệu này, bởi hàm lượng axit có trong chanh có thể kích hoạt tình trạng đau rát.

Cách thực hiện:

Mang một quả chanh rửa sạch qua nhiều lần nước rồi vớt ra để ráo;

Dùng dao bổ thành đôi hoặc thái thành từng lát mỏng;

Dùng chanh chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị tổn thương hoặc đắp trực tiếp lên vùng da bị á sừng khoảng 10 – 15 phút;

Vệ sinh lại vùng da bằng nước ấm và dùng khăn bông khô để lau ráo nước.

Theo Thuốc Dân tộc

comment Bình luận

largeer