8 đối tượng có nguy cơ loãng xương

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế), số lượng người mắc bệnh loãng xương ở Việt Nam đã lên tới 3 triệu người và 170.000 người trong số đó bị gãy xương do loãng xương.
24/11/2023 16:40

Ước tính hàng năm có 17.000 ca gãy cổ xương đùi ở nữ và 6.300 ca gãy cổ xương đùi ở nam và con số này sẽ tăng lên gấp 2 lần trong vòng 20 năm tới.

Đo mật độ xương là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán, xác định xem bạn có bị loãng xương hay không. Bệnh loãng xương là một bệnh với đặc điểm khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc của xương bị hư hỏng, dẫn đến tình trạng xương bị yếu và hệ quả là tăng nguy cơ gãy xương.

404643302_668342165288614_4366583332318267178_n

Đo chỉ số loãng xương

Những đối tượng có nguy cơ loãng xương:

1. Nguy cơ gãy xương do loãng xương tăng theo tuổi tác: những người trên 65 tuổi, phụ nữ trên 50 tuổi hoặc phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao nhất.

2. Tiền sử gia đình: Nếu cha mẹ hoặc ông bà của bạn đã có bất kỳ dấu hiệu loãng xương nào, chẳng hạn như gãy xương hông sau một cú ngã nhẹ, bạn có thể có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn.

3. Những người có thể trạng bé nhỏ, cân nặng thấp, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần.

4. Những người mắc các bệnh bệnh nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, cường tuyến vỏ cường thận, tiểu đường…

5. Những người phải sử dụng thuốc corticoid, thuốc chống đông, lợi tiểu kéo dài.

6. Thiếu vitamin D, chế độ ăn thiếu canxi: làm tăng nguy cơ loãng xương.

7. Ít hoạt động thể lực.

8. Có quen sử dụng nhiều rượu, bia, cà phê, thuốc lá…

Để phòng ngừa đúng bệnh và đạt hiệu quả cao, người bệnh nên đi đo loãng xương (mật độ xương) theo định kì 6 tháng/ lần (ở nữ 40-45 tuổi; nam 50-60 tuổi). Nếu có dấu hiệu đau nhức xương, mỏi khớp hoặc dễ bị chấn thương do va chạm nhẹ, lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

Trúc Lâm

comment Bình luận

largeer