8 thảo dược có lợi trong việc điều trị đái tháo đường

Theo đông y, bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường thuộc phạm vi chứng tiêu khát với những biểu hiện chủ yếu như: Ăn nhiều, đói nhiều, đi tiểu nhiều, uống nhiều. Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị đái tháo đường. Trong đó có các loại thảo dược tốt trong việc điều trị căn bệnh này.
06/07/2022 10:29

Nhân sâm – vị thuốc quý điều trị đái tháo đường 

Willian. J.Arion - Giáo sư Trường Đại học Cornell cho rằng: Bạch sâm ngăn cản hấp thụ glucose trong cơ thể và ức chế glucose 6 phosphatase (một enzym được cho là nguyên nhân chính gây bệnh đái tháo đường).

Với tiêu đề Ginseng for Diabetes in Humans (dùng nhân sâm điều trị bệnh đái tháo đường ở người) trong nghiên cứu A good standard study được tiến hành vào năm 1995, các nhà nghiên cứu đã kết luận nhân sâm Triều Tiên và nhân sâm Trung Quốc có tác dụng giảm glucose trong máu và giảm thể trọng ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Và cho rằng, bạch sâm cũng có tác dụng ngăn cản sự hấp thụ glucose và điều chỉnh PPAR – gramma. Các nhà nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, chỉ cần dùng 3 gam nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết. Dùng liều cao hơn là không cần thiết.

Nhân sâm – vị thuốc quý điều trị đái tháo đường. Ảnh: Internet

Nhân sâm – vị thuốc quý điều trị đái tháo đường. Ảnh: Internet

Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường

- Nhân sâm 3g hãm hoặc sắc uống nước hàng ngày thay nước.

- Nhân sâm 3g, củ mài 20g, sao, tán bột. Nấu cháo ăn ngày một lần.

Hoài sơn

Theo tài liệu cổ, hoài sơn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiện tỳ chỉ tà, bổ phế thận, sinh tân chỉ khát, bình nhuyễn, sáp tinh. Thường dùng để chữa tiêu khát (đái tháo đường) hư lao sinh ho, di tinh, đới hạ, tiểu tiện nhiều lần… Liều dùng 10 – 20 gam dưới dạng bột hoặc thuốc sắc.

Hoài sơn có chứa tinh bột và mucin là một protein, allatonin, acidamin, arginin và choselin, mantose là một men tiêu hóa. Theo nghiên cứu của Nhật Bản, Hoài sơn đã dùng để chữa khỏi bệnh đái tháo đường trên một bệnh nhân điều trị bằng insulin không khỏi. Có thể dùng Hoài sơn dưới dạng thuốc sắc, bột thuốc, hoặc dùng làm thực phẩm như nấu chè, nấu canh…

Hoài sơn điều trị đái tháo đường. Ảnh: Internet

Hoài sơn điều trị đái tháo đường. Ảnh: Internet

Ứng dụng chữa bệnh

- Củ mài 50 – 100g, nấu cháo ăn thay cơm hàng tháng.

- Củ mài 30g, Thục địa 12g, Sơn thù 10g, Bạch linh 10g, Thiên hoa phấn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Củ mài 15g, Hoàng kì 15g, râu ngô 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

- Củ mài 40g, Bí ngô 120g, Lá sen 50g. Lá sen sắc lấy nước, bỏ cái nấu với bí và mài thành cháo ngày ăn một thang.

Khổ qua – mướp đắng

Mướp đắng (momordica charantia linn) thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae. Cây mướp đắng còn có nhiều tên gọi khác như khổ qua, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ, chua hao… toàn thân cây mướp đắng từ hoa, quả, lá, thân… đều có thể dùng làm thuốc chữa bệnh. Đây là cây nhân dân ta trồng làm thức ăn ở mọi miền.

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trong quả mướp đắng có chứa glucosid và một số acidamin… có tác dụng hạ thấp đường huyết trên động vật. Khi còn xanh mướp đắng chứa các hoạt chất charantin, glycosid, steroid, có tác dụng hạ đường máu, là chậm sự phát triển các bệnh về võng mạc và đục thể thủy tinh và làm tăng khả năng dung nạp glucose của người bệnh. Mướp đắng còn có tác dụng chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do một trong những nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường.

Mướp đắng – thần dược điều trị đái tháo đường. Ảnh: Inrternet

Mướp đắng – thần dược điều trị đái tháo đường. Ảnh: Inrternet

Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường

- Mướp đắng thái mỏng, sấy khô. Hàng ngày hãm uống thay nước chè.

- Mướp đắng tươi 1 đến 2 quả nấu canh ăn hàng ngày.

Cần chú ý: khi dùng mướp đắng không nên nấu cùng với Huyền sâm hay các chất có chứa Huyền sâm.

Hà thủ ô đỏ được ứng dụng trong điều trị đái tháo đường

Theo đông y, hà thủ ô có vị đắng chát hơi ngọt, tính ấm. Có tác dụng bổ can, bổ huyết, tích tinh tủy, hòa khí huyết, mạnh gân xương, nhuận tràng. Thường dùng lá và rễ củ làm thuốc. Rễ củ phải được bào chế với nước đậu đen mới dùng.

Khi uống hà thủ ô cần kiêng không ăn các loại cá không cay, hành tỏi, cải củ. Do có chứa lecithin nên hà thủ ô có tác dụng chữa các bệnh tinh thần kinh, thiếu máu, bổ tim, cải thiện dinh dưỡng, kích thích tiêu hóa. Đối với chuyển hóa đường, hà thủ ô có tác dụng giảm đường máu, rất có lợi cho bệnh nhân đái tháo đường.

Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường

- Hà thủ ô 12g, long nhãn 12g, Quyết minh tử (hạt muồng) sao 12g, lá dâu 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia uống 2 – 3 lần trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa mất ngủ ở bệnh đái tháo đường.

- Hà thủ ô 12g, Long nhãn 12g, Quả dâu chín 20g, Quy thận 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia uống 2 – 3 lần trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa bệnh thiếu máu ở người mắc bệnh đái đường.

- Hà thủ ô đỏ chế 12g, Củ mài sao 20g, tán bột mịn uống mỗi ngày 20g. Uống liên tục trong vòng nhiều ngày. Có thể sắc uống cũng tốt. Sắc uống ngày 1 thang chia uống ngày 2 – 3 lần trong ngày. Bài thuốc này có tác dụng nếu có biến chứng tiểu đường về mạch máu nên gia theek cỏ xước 20g, Kim ngân hoa 20g, rễ Quýt gai 12g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 2 – 3 lần trong ngày.

Hoa hướng dương

Hoa hướng dương (Helianthus annuus L) còn có tên gọi quỳ hoa, vọng nhật quỳ, triều dương hoa. Theo đông y, hướng dương có vị ngọt, tính bình. Hoa có tác dụng bổ dưỡng can thận, chỉ thống (giảm đau) hạ huyết áp. Dễ có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, bình suyễn, chỉ khái (cầm ho). Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc.

Hạt hướng dương có tác dụng tư âm, chỉ ly, trừ mủ, thấu ban chẩn. Cụm hoa hướng dương chỉ chứng huyễn vựng (cao huyết áp, hoa mắt, chóng mặt…) đau răng, đau dạ dày, đau bụng. Thân, rễ có tác dụng chữa sỏi thận, tiểu tiện khó, phù thũng, ho hen, bạch đới… Hạt hướng dương chữa bệnh lị, sởi, kém ăn, nhọt lở. Lá hướng dương trị ngược (sốt rét) đắp bỏng nước sôi…

Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường

Rễ cây hướng dương 150g. Sắc uống trước khi ăn cơm, vào buổi sáng sớm uống liền 5 – 7 ngày.

Cây hoa phấn

Cây hoa phấn (mirabilis jalapa L) còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau như cây sâm ớt, bông phấn, nhân chi hoa đầu. Rễ củ hoa phấn có vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng thanh nhiệt tiêu viêm, lợi tiểu hoạt huyết, tán ứ.

Cây hoa phấn được dùng chữa đái tháo đường liệt dương, viêm họng, viêm đường tiết niệu, đái ra dưỡng chấp, băng kinh, kinh nguyệt không đều, thấp khớp, ung thư bàng quang, ung thư cổ tử cung ung thư buồng trứng. Còn dùng để chữa viêm da mủ, viêm tuyến vú, eczema, ho ra máu…

Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường

- Củ hoa phấn 20g, Củ mài sao 20g. Sắc uống ngày một thang.

- Củ Hoa phấn 20g, Hoài sơn sao 20g, Kỷ tử 16g, Đỗ trọng 20g, Nhục thung dung 10g, Ngưu tất 8g, Quế tâm 6g, Thục địa 16g, Đương quy 16g, A giao 30g, Cá ngựa 1 đôi, rượu 2000ml. Ngâm thang thuốc này với rượu, ngày uống 20ml sau khi ăn. Bài thuốc này có tác dụng cải thiện bệnh liệt dương ở người bệnh mắc đái tháo đường.

Khoai lang

Theo đông y, khoai lang (Ipomoea batatas Lam) có vị ngọt tính bình. Có tác dụng bổ trung ích khí, dưỡng huyết, sinh tân dịch, hòa vị, thông đại tiện, hạ khí… Thường có lợi trong việc điều trị bệnh đại tiện táo kết, viêm phế quản đau thắt ngực, xơ vữa động mạch, thấp khớp, lị, lở loét ngoài da và một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư đại tràng.

Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy, củ khoai lang trắng có chứa Caiapo là một hoạt chất có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường máu và cholesterol máu ở người mắc bệnh đái tháo đường type 2 (đái tháo đường không phụ thuộc insulin). Các nhà khoa học Nhật Bản đã điều chế thành dược phẩm cho người mắc bệnh đái tháo đường. Theo Tiến sĩ Bernhard Ludvik và cộng sự của trường đại học Vienna (Áo): Caiapo là chất kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2 rất hiệu quả.

Ứng dụng trong điều trị đái tháo đường

- Khoai lang, củ mài. Nấu canh ăn hàng ngày. Hoặc lá khoai lang tươi 200g, bí đao 100g sắc uống ngày 1 tháng

- Khoai lang, củ mài 2 thứ lượng bằng nhau, tán bột mịn, nấu chè với hạt vừng ăn hàng ngày.

Lạc (đậu phộng) – thực phẩm có lợi cho người bệnh đái tháo đường

Lạc (Arachis hypogea). Ăn lạc giúp ngăn chặn bệnh tháo đường là nghiên cứu trên 83 triệu phụ nữ từ 34-59 và được theo dõi trên 16 năm của Trường Đại học Y tế công cộng Harvard (Mỹ). Phụ nữ ăn lạc ít nhất 5 lần mỗi tuần sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tới 250% so với những người ăn ít hoặc không ăn lạc hay các sản phẩm chế biến từ lạc.

Trong lạc có chứa sắt và magie có tác dụng cân bằng lượng insulin và lượng glucose trong cơ thể với lí do insulin có thể chuyển hóa đường thành năng lượng mà căn bệnh đái tháo đường chỉ xuất hiện khi cơ thể không sản sinh được insulin hoặc sử dụng không đúng insulin. Bác sĩ Funnell thuộc nhóm nghiên cứu cho rằng: “Chúng ta nên ăn lạc thay và các loại hạt đã được tinh chế bởi nó rất tốt cho cơ thể, nhờ đó có thể giúp chúng ta giảm bớt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường”. Do có chứa arginin nên ăn lạc có thể giúp nâng cao đề kháng ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hay gặp ở người bệnh mắc đái tháo đường.

Trên đây là các loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Người bệnh có thể dùng tại nhà và áp dụng vào chế độ ăn cho người tiểu đường để có thể đạt hiệu quả điều trị cao.

Theo Thaythuocvietnam

comment Bình luận

largeer