Giãn dây chằng bàn chân – Đừng xem nhẹ

Trong lao động, sinh hoạt hàng ngày chúng ta không thể nào tránh khỏi những va chạm hay chấn thương và giãn dây chằng bàn chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất.
15/08/2018 09:04

Giãn dây chằng bàn chân nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc về sau, ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận động của người bệnh.

Các triệu chứng thường gặp khi bị giãn dây chằng bàn chân

- Bàn chân sưng to và bầm tím ở nơi dây chằng bị giãn: do các bó cơ của dây chằng bị đứt và tạo thành các cục máu đông, các cục máu đông này sẽ khiến cho bàn chân bị sưng và trở nên bầm tím

- Bệnh nhân có cảm giác đau và bị hạn chế vận động: xung quanh khu vực giãn dây chằng bàn chân, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, thậm chí có lúc cảm thấy tê liệt, khiến cho việc vận động bị gián đoạn. Cơn đau kéo dài âm ỉ hoặc xuất hiện từng cơn.

- Bệnh nhân có cảm giác khớp chân trở nên lỏng lẻo và không chắc chắn: khi bị giãn dây chằng bàn chân, có đến 25% số bó cơ bị đứt nên sẽ có cảm giác dây chằng không còn chắc chắn. Tùy vào mức độ của tổn thương dây chằng mà bệnh nhân nên sớm được đưa đi điều trị kịp thời, tránh để lại những biến chứng về sau.

- Cơn đau có thể sẽ lan từ bàn chân lên phía trên và những bộ phận khác khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu và mệt mỏi.

gian-day-chang-ban-chan-1

Các triệu chứng thường gặp khi bị giãn dây chằng bàn chân

Nguyên nhân gây ra giãn dây chằng bàn chân

Dưới đây là một số nguyên nhân thường có trong cuộc sống dẫn đến tình trạng giãn dây chằng bàn chân:

- Chơi thể thao: Đây là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng này. Hầu hết các môn thể thao đều cần đến sự vận động của chân nên việc chân bị tổn thương là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt là những môn như bóng đá, điền kinh, bóng chuyền, bóng rổ,… là những môn có cường độ vận động mạnh, chân phải hoạt động liên tục nên nếu không vận động kỹ và đúng kỹ thuật thì sẽ dễ bị tổn thương. Ngoài ra, những tai nạn trong khi chơi thể thao là điều không thể tránh khỏi và khó ai có thể lường hết được.

- Tai nạn: Bạn có thể bị các chấn thương về chân như giãn dây chằng bàn chân,… khi không may gặp phải tai nạn giao thông (một vụ va chạm nhẹ,…) hay trong khi làm việc, phải vận chuyển đồ nặng lên cao.

- Tuổi tác: Theo thời gian, các khớp xương hay dây chằng sẽ bị lão hóa dần và khiến cho chúng không được chắc chắn như lúc đầu. Các dây chằng khi bị chịu các tác động từ bên ngoài cũng sẽ dễ dàng bị tổn thương.

gian-day-chang-ban-chan-2

Ảnh minh họa

Những cách điều trị tình trạng giãn dây chằng bàn chân tại nhà

Khi bị giãn dây chằng bàn chân, bạn có thể làm theo một số cách dưới đây để giảm thiểu những biến chứng có thể xảy ra:

- Khi bị giãn dây chằng bàn chân, việc đầu tiên bạn cần là hạn chế di chuyển hay đúng hơn là làm hạn chế sự dịch chuyển của dây chằng bị đứt

- Tiếp theo, bạn nên lấy đá lạnh để chườm vào khu vực bị giãn dây chằng, việc này có tác dụng ngăn chặn tình trạng chảy máu, làm dịu đi cơn đau và giảm thiểu sự phù nề. Tuyệt đối không được chườm nóng, bởi chườm nóng làm tăng sự lưu thông của máu, khiến cho chân bị sưng to hơn và tình trạng trở nên phức tạp hơn.

- Bạn có thể sử dụng băng thun để cố định nơi bị giãn dây chằng trong vòng 48 tiếng. Băng thun không căng quá lỏng mà cũng không nên căng quá chặt.

- Bạn cần xây dựng chế độ nghỉ ngơi cho hợp lý và hạn chế sự di chuyển để mau chóng phục hồi các vết thương.

- Khi cơ thể không di chuyển trong thời gian điều trị, bạn nên xoa bóp nhẹ nhàng (hoặc nhờ người thân) những bộ phận khác của cơ thể để mạch máu được lưu thông.

- Luôn chú ý đến chế độ ăn để phù hợp với tình trạng bệnh và thể trạng bản thân. Bạn cần phải cung cấp thêm canxi, kẽm, đồng,… trong chế độ ăn để có sự phục hồi tốt nhất.

- Chân bị thương nên được kê cao khoảng 10cm để thuận lợi cho việc lưu thông máu và làm giảm những nơi bị bầm máu.

- Sau khi tình trạng được cải thiện tốt hơn, chân đỡ phù hơn, bạn nên mang lót dày y khoa hoặc giày dép y khoa để giảm áp lực lên chân cũng như làm giảm những biến chứng, giúp cho chân được hồi phục hoàn toàn.

comment Bình luận

largeer