Ấn Độ: New Delhi cấm dùng cụm từ "biến chủng Ấn Độ"
"Chúng tôi nhận ra rằng một thông tin sai sự thật đang phổ biến trên mạng, ám chỉ cái gọi là 'biến chủng nCoV Ấn Độ' đang lan truyền khắp các quốc gia. Điều này hoàn toàn sai", Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ ra tuyên bố hôm nay, yêu cầu các mạng xã hội "xóa tất cả nội dung" đề cập tới "biến chủng Ấn Độ".
Giới chức Ấn Độ viện dẫn lại các quy định trước đây nhằm hạn chế "tin tức và thông tin sai lệch" về đại dịch COVID-19 trên mạng xã hội làm cơ sở cho lệnh cấm lần này. New Delhi lập luận rằng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi tên biến chủng này là B.1.617 mà không nhắc gì tới Ấn Độ.

Nhân viên y tế và người thân di chuyển thi thể của bệnh nhân COVID-19 tại Ahmedabad, Ấn Độ, ngày 26/4 (Ảnh: Reuters)
"Không có biến chủng COVID-19 nào được WHO đề cập như vậy", theo lá thư được Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ gửi cho các mạng xã hội hôm 21/5. " WHO không sử dụng thuật ngữ 'biến chủng Ấn Độ' cho B.1.617 trong bất cứ báo cáo nào".
Một quan chức cấp cao Ấn Độ cho hay yêu cầu gỡ bỏ nội dung được gửi tới các mạng xã hội để phát đi thông điệp mạnh mẽ rằng việc sử dụng cụm từ "biến chủng Ấn Độ" làm lan truyền thông tin sai lệch và gây tổn hại hình ảnh của đất nước.
Biến chủng B.1.617 lần đầu được phát hiện ở Ấn Độ năm ngoái và được cho là nguyên nhân gây làn sóng Covid-19 tàn phá các nước Nam Á trong những tuần gần đây. B.1.617 đã lan tới ít nhất 44 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến cụm từ "biến chủng Ấn Độ" trở thành thuật ngữ được sử dụng rộng rãi.
Khi thảm kịch COVID-19 trở nên nghiêm trọng hồi tháng 4, Ấn Độ cũng yêu cầu Twitter gỡ bỏ hàng chục tweet chỉ trích chính phủ nước này ứng phó kém trước đại dịch.
Theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers, Ấn Độ hiện ghi nhận hơn 26,2 triệu ca nhiễm và hơn 295.000 ca tử vong do COVID-19, là vùng dịch lớn thứ hai thế giới.
Ngọc Ánh (Theo AFP)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am