Australia: Một đất nước nhưng lại có hai cách chống dịch
Vào ngày 22/10, Victoria - bang lớn thứ hai Australia - đã bước ra khỏi đợt phong tỏa được nhiều chuyên gia và truyền thông địa phương gọi là “đợt phong tỏa lâu nhất thế giới”.
Victoria là bang thứ ba - sau New South Wales và Lãnh thổ Thủ đô Australia - bắt đầu chung sống với COVID-19, sau khi đạt mục tiêu 70% tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ ở người trưởng thành.
Việc nới lỏng các hạn chế đồng nghĩa với việc hơn một nửa dân số Australia đang sống chung với COVID-19, trong khi các nhà chức trách của những khu vực còn lại của đất nước sẽ đẩy mạnh tỷ lệ tiêm chủng, đồng thời kiểm soát biên giới để ngăn chặn virus.
Tình cảnh trái ngược
Mặc dù vẫn cần xuất trình giấy chứng nhận tiêm chủng đầy đủ để đến các địa điểm công cộng, 6,7 triệu dân của Victoria đã có thể thoải mái rời khỏi nhà.
Việc kết thúc đợt giãn cách là sự giải tỏa lớn cho những người dân thành phố Melbourne, vốn bị bó buộc trong nhà hơn 260 ngày qua. Họ bị cấm ra khỏi nhà, trừ trường hợp đi mua các mặt hàng thiết yếu. Điều này gần như trải dài trong khoảng thời gian từ 7/10/2020 đến 8/10.
Người dân thưởng thức đồ uống tại Melbourne vào ngày 22/10, sau khi kết thúc đợt phong tỏa
Sự bùng phát của biến chủng "siêu lây nhiễm" Delta đã dẫn đến nhiều đợt phong tỏa. Ngay cả khi mở cửa vào ngày 22/10, Victoria vẫn ghi nhận 2.189 ca nhiễm nCoV mới. Khi mọi người bắt đầu di chuyển nhiều hơn, những ca mắc COVID-19 được dự báo tiếp tục tăng.
Các đợt phong tỏa kéo dài vốn là một phần trong nỗ lực của Australia nhằm giảm số ca mắc COVID-19 của nước này về 0, một chiến lược gần như đã thành công cho đến khi biến chủng Delta bùng phát.
Song sự khởi đầu của việc mở cửa trở lại của Victoria làm nổi bật “bức tranh trái ngược” tại Australia. Trong khi một nửa đất nước có tỷ lệ tiêm chủng cao và đang sống chung với virus, 11 triệu người còn lại đang sống ở các bang có tỷ lệ tiêm chủng thấp hơn - những khu vực gần như “vắng bóng COVID-19”.
Hiện vẫn chưa rõ "hai tình cảnh này" có thể tồn tại cùng nhau trong bao lâu. Vấn đề ở đây là việc người dân ở bên ngoài những điểm nóng về dịch bệnh không vội vàng trong việc tiêm vaccine.
Hiện tại, tỷ lệ tiêm chủng cho các bang phía đông nam, khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của COVID-19, cao hơn nhiều so với các bang còn lại. Chẳng hạn, hơn 95% người dân tại Lãnh thổ Thủ đô Australia đã tiêm mũi vaccine đầu tiên, song con số đó giảm xuống còn 57% ở khu vực phía tây của đất nước - nơi ít chịu ảnh hưởng của COVID-19.
Với tốc độ tiêm chủng hiện tại, Tây Australia và phần lớn các bang "vắng bóng COVID-19" có nguy cơ không đạt được mức 80% tiêm chủng đầy đủ trong những tuần tới.
Trong khi đó, những bang này vẫn hành động thận trọng để ngăn chặn virus. Queensland hôm 21/10 đã ghi nhận ca nhiễm SARS-CoV-2 cộng đồng đầu tiên trong nhiều tuần sau khi một người đàn ông trở về từ Victoria.
Thủ hiến Queensland Annastacia Palaszczuk đã gọi ca mắc COVID-19 trên như một "hồi chuông cảnh tỉnh" và cảnh báo người dân rằng thời gian để tiêm vaccine không còn nhiều.
Tuần này, Queensland tiết lộ kế hoạch mở lại ranh giới bang vào ngày 17/12, bất chấp việc tiểu bang này có đạt được tỷ lệ 80% tiêm chủng đầy đủ hay không.
Trong khi đó, chính quyền của khu vực phía tây Australia hôm 19/10 cho biết họ không có kế hoạch mở cửa với phần còn lại của đất nước cho đến sau Giáng sinh.
Những thách thức phía trước
Thủ tướng Morrison thừa nhận hôm 21/10 rằng một số vùng của đất nước có "mối quan ngại về COVID-19", nhưng ông cho rằng đó là lý do để tiêm chủng.
Ông cho biết: “Tiêm phòng mang lại sự tự tin để tiến về phía trước”.
Theo kế hoạch quốc gia, biên giới của đất nước sẽ mở lại khi tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ đạt 80%. Vào ngày 22/10, Victoria đã cùng New South Wales thông báo về việc mở cửa trở lại với du khách quốc tế từ ngày 1/11. Du khách sẽ không cần cách ly tại khách sạn khi đã được tiêm chủng đầy đủ.
Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân tại Dubbo, Australia
Hãng hàng không Qantas cũng đã tiết lộ kế hoạch chuẩn bị mở lại một số chuyến bay quốc tế.
Cho đến nay, tất cả chuyến bay đều khởi hành từ Sydney - thành phố đầu tiên của Australia bắt đầu chung sống với COVID-19 từ ngày 11/10. Số ca mắc COVID-19 tại thành phố này vẫn tiếp tục giảm.
Các hạn chế tiếp tục được nới lỏng vào ngày 18/10 khi New South Wales đạt được mục tiêu 80% người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ. Lần đầu tiên sau nhiều tháng, người dân có thể chơi các môn thể thao đồng đội.
Quá trình mở cửa tại đất nước này đang diễn ra chậm rãi. Các bang đang dõi theo lẫn nhau cũng như một số quốc gia khác để nhận được những chỉ dẫn.
Cho đến nay, Singapore là điển hình trong việc chuyển từ chính sách “Zero COVID-19” sang “sống chung với COVID-19”. Tuy nhiên, chính quyền Singapore đã phải vật lộn để đạt được sự cân bằng giữa việc nới lỏng các hạn chế và ngăn chặn số ca mắc COVID-19 mới.
Hôm 21/10, Singapore cho biết sẽ tăng cường các hạn chế sau khi ghi nhận 18 ca tử vong trong 24 giờ qua, con số cao nhất của đất nước kể từ khi bắt đầu đại dịch.
Lawrence Wong, đồng Chủ nhiệm Ủy ban Chuyên trách chống COVID-19, cho biết hôm 20/10 rằng đội ngũ y tế đang "căng sức mình và trở nên mệt mỏi”.
Trong khi một số chuyên gia y tế Australia đã cảnh báo hệ thống y tế chưa sẵn sàng để đối phó sự gia tăng của số ca mắc COVID-19 sau khi mở cửa trở lại, Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews lại lạc quan.
Song ông Andrews cũng thừa nhận hôm 18/10 rằng việc chuyển sang sống chung với COVID-19 sẽ "rất thách thức”.
"Bất cứ khi nào có hàng trăm và có lẽ hàng nghìn bệnh nhân cần được điều trị... điều đó gây căng thẳng cho hệ thống của chúng tôi”, ông cho biết.
Theo Zing
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Reborn Lift – Phương pháp trẻ hóa đa điểm giúp căn chỉnh gương mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng
Phương pháp Reborn Lift được nhiều chị em lựa chọn vì mang đến giải pháp trẻ hóa toàn diện, giúp điều chỉnh các đường nét khuôn mặt theo chuẩn tỷ lệ vàng, tạo nên vẻ đẹp hài hòa và tự nhiên. Sử dụng công nghệ nâng cơ đa điểm tiên tiến, Reborn Lift không chỉ giúp làn da trở nên săn chắc mà còn hỗ trợ định hình cấu trúc khuôn mặt, duy trì sự cân đối và nét tươi trẻ lâu dài.November 23 at 6:06 pm -
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm