Australia: Nguy cơ tuyệt chủng các loài động, thực vật bản địa
Ảnh minh họa
Một nghiên cứu mới cho thấy Australia đang đối mặt với một làn sóng tuyệt chủng các loài động, thực vật bản địa vào năm 2050.
Ngày 23/11, Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO) và Trung tâm nghiên cứu giải pháp đối với các loài xâm lấn (CISS) công bố báo cáo nghiên cứu về tác động của các loài xâm lấn đối với các loài bản địa ở Australia.
Báo cáo chỉ ra rằng hơn 80% thực vật, động vật và môi trường sống bị đe dọa tại quốc gia châu Đại Dương này chịu tác động của các loài xâm lấn.
Ngoài ra, các loài xâm lấn cũng là một trong những nguyên nhân "xóa sổ" 79 loài động, thực vật bản địa kể từ khi người châu Âu đến Australia vào năm 1788.
Theo báo cáo, thỏ, mèo hoang, lợn hoang và cóc lớn Nam Mỹ là những loài xâm lấn gây hại nhất ở Australia. Mối đe dọa từ các loài ngoại lai này càng trở nên nghiêm trọng hơn do biến đổi khí hậu, khi các thảm họa thiên nhiên tạo cơ hội để các loài thú hoang sinh sôi.
Ước tính Australia đã chi 390 tỷ AUD (281,7 tỷ USD) kể từ năm 1960 để khắc phục những thiệt hại do các loài xâm lấn gây ra. Hiện tại, mỗi năm nước này chi 25 tỷ AUD (18 tỷ USD) để ngăn chặn các loài này.
Đồng tác giả báo cáo, nhà khoa học Andy Sheppard tại CSIRO, nhấn mạnh: "Hành động khẩn cấp, quyết đoán và phối hợp đồng bộ là những yếu tố quan trọng để ngăn chặn sự lan tràn của các loài xâm lấn và bảo vệ các loài động, thực vật bản địa đặc biệt."
Ông Sheppard khẳng định đó là cách duy nhất để ngăn chặn sự lây lan của các loài xâm lấn, bảo vệ các loài bản địa của Australia.
Theo ông Sheppar, việc phòng ngừa sẽ ít tốn kém và hiệu quả hơn việc cố gắng kiểm soát sự lan rộng của cỏ dại và các loài vật gây hại khi chúng đã xuất hiện.
Ngoài ra, ông Sheppard nhấn mạnh Australia cần ứng dụng một cách an toàn các công nghệ mới, thúc đẩy hệ thống nghiên cứu và đổi mới an ninh sinh học cũng như tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển mang tính chiến lược và dài hạn.
Theo Vietnam+
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm