Australia sống chung với virus
Các nhà chức trách Australia ngày 1/9 đã gia hạn lệnh phong tỏa Melbourne thêm 3 tuần nữa, khi nước này chuyển chiến lược sang đẩy nhanh tiêm chủng để sống chung với COVID-19 thay vì cố đưa số ca nhiễm về 0 như trước đây, theo Reuters.
Dù vậy, Thủ tướng Scott Morrison đã nói với quốc hội vào ngày 1/9 rằng Australia sau cùng cần phải gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa.
"Australia có thể sống chung với loại virus này”, ông nói tại thủ đô Canberra.
Đẩy nhanh tiêm chủng
Thủ hiến bang Victoria Daniel Andrews cho biết sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế cứng rắn về COVID-19 khi 70% cư dân trưởng thành của bang được tiêm ít nhất một liều vaccine. Dựa trên tỷ lệ tiêm chủng hiện tại, ông hy vọng có thể hoàn thành mục tiêu này trước ngày 23/9.

Bãi biển Bondi trong thời gian phong tỏa để hạn chế sự lây lan của COVID-19 ở Sydney, Australia, ngày 1/9
“Chúng ta đã làm mọi thứ, nhưng rõ ràng số ca mắc vẫn không giảm, thay vào đó còn tăng”, Thủ hiến Andrews nói với các phóng viên tại Melbourne, thủ phủ của tiểu bang, sau gần một tháng áp dụng phong tỏa nghiêm ngặt nhưng vẫn chưa thể khống chế được dịch bệnh. Lệnh phong tỏa trước đó vốn dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 2/9.
“Chúng ta phải chạy đua với thời gian để tiêm chủng”, ông nhấn mạnh.
Số ca nhiễm mới ở bang Victoria ngày 31/8 đã tăng lên 120 trường hợp, so với 76 trường hợp trong ngày trước đó. Trong số đó, có đến 100 ca được phát hiện trong cộng đồng.
Bang New South Wales lân cận ngày 1/9 cũng đã đặt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho 70% người trên 16 tuổi cho đến giữa tháng 10, rút ngắn mục tiêu trước đó là cuối tháng 10, để đối phó nhanh hơn với các đợt bùng phát mới.
Thủ hiến Gladys Berejiklian nói với các phóng viên: “Dù là ở đâu, cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, tự do hơn rất nhiều, miễn là chúng ta đạt được tỷ lệ tiêm chủng 70%”. Cho đến nay, 67% người dân trong bang đã được tiêm chủng ít nhất một liều vaccine, trong khi 37% người được tiêm đầy đủ.
“Cách thức cũ không còn hiệu quả”
Tổng cộng 1.116 trường hợp mới được phát hiện ở New South Wales trong ngày 31/8, giảm so với 1.164 trường hợp trong ngày trước đó. Bang này báo cáo 4 ca tử vong mới, nâng tổng số ca tử vong trong đợt bùng phát mới nhất lên 100 người.

Một trung tâm xét nghiệm COVID-19 cho phép xe đi qua ở bãi biển Bondi, Sydney, Australia, ngày 1/9.
Australia đang cố gắng kiểm soát làn sóng COVID-19 thứ 3, vốn đã khiến hơn một nửa dân số 25 triệu người của nước này bị ảnh hưởng. Sydney và Melbourne, các thành phố lớn nhất nước, và thủ đô Canberra đang trong tình trạng phong tỏa nghiêm ngặt kéo dài suốt nhiều tuần nay.
Cả nước đã ghi nhận tổng cộng hơn 55.000 trường hợp mắc và 1.012 trường hợp tử vong.
Trong nhóm 20 nền kinh tế lớn, Australia là quốc gia mới nhất vượt mốc 1.000 ca tử vong do COVID-19.
Một số nền kinh tế lớn ở châu Á - Thái Bình Dương có số ca tử vong do COVID-19 ít hơn, trong đó New Zealand chỉ ghi nhận 26 trường hợp.
Các nhà chức trách Australia trước đây đã có thể kiểm soát dịch bệnh thông qua các biện pháp hạn chế và phong tỏa. Tuy nhiên, biến chủng Delta có khả năng lây truyền nhanh và dễ dàng đã buộc hai bang lớn nhất của nước này phải thay đổi chiến lược chống dịch khi tình trạng lây nhiễm gia tăng.
Phó chủ tịch Hiệp hội Y khoa Australia Chris Moy nói với Reuters rằng khả năng lây truyền cao, thời gian ủ bệnh ngắn và lây lan không triệu chứng của biến chủng Delta có nghĩa là "cách thức (chống dịch) cũ không còn hiệu quả".

Một điểm tiêm chủng COVID-19 ở Sydney, Australia, ngày 25/8.
Chính phủ liên bang đang thúc giục các bang và vùng lãnh thổ thực hiện kế hoạch mở cửa trở lại quốc gia khi tỷ lệ tiêm chủng đạt 70%-80%.
Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg kêu gọi các nhà lãnh đạo tiểu bang tuân theo các kế hoạch mở cửa trở lại quốc gia.
"Hãy bám sát kế hoạch cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại và chuẩn bị cho tương lai của chính họ, một kế hoạch đưa Australia tiến đến sống chung an toàn với virus", ông Frydenberg nói.
Phúc Bùi (Theo Reuters)

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm