Bài tập giảm đau chân tức thì
Căng khăn
Bạn cần ngồi duỗi thẳng chân, cuộn một chiếc khăn, tay cầm hai đầu khăn, rồi móc khăn vào lòng bàn chân của bạn. Nhẹ nhàng kéo nó về phía bạn trong ít nhất 15 giây. Lặp lại bài tập từ 2 đến 4 lần.
Căng duỗi ngón chân
Ngồi trên ghế, mở rộng hai chân với bàn chân đặt trên sàn. Dùng tay nắm lấy ngón chân cái, kéo chân lên và hướng ra sau. Lặp lại động tác này từ 2 đến 4 lần, vài lần trong ngày.
Căng bắp chân

Ảnh minh họa
Đứng hai chân rộng bằng vai, bước chân trái lên một bước rồi từ từ nhấc mũi chân trái lên trong khi mũi chân vẫn chạm đất. Chú ý giữ nguyên đầu gối thẳng. Lặp lại động tác này trong 15 đến 30 giây và nghỉ ngơi. Lặp lại ba lần, luân phiên các chân.
Xoa bóp vòm bàn chân của bạn
Với động tác này, bạn có thể thực hiện nó khi đứng hay ngay cả khi đang ngồi làm việc tại văn phòng. Chỉ cần đặt chân lên một quả bóng nhỏ hoặc một chai nước đông lạnh, nhiệt độ thấp có từ nước đá có thể làm giảm viêm nhiễm. Sau đó, từ từu lăn quả bóng hoặc chai nước đó từ lòng bàn chân đến phần sau của gót chân. Lặp lại 10 lần cho mỗi bàn chân mỗi ngày một lần.
Nhặt viên bi bằng chân
Đổ những viên bi trên sàn và đặt bên cạnh một cái cốc rỗng, tất cả những gì bạn cần làm là dùng ngón chân để nhặt từng viên bi một và thả vào hộp đựng.
Kéo căng lòng bàn chân

Ảnh minh họa
Trước khi ra khỏi giường, hãy tập duỗi chân bằng cách gập lên và hạ xuống ít nhất 10 lần trước khi đứng dậy.
Cuộn khăn trên sàn
Với động tác này, bạn cần đặt một chiếc khăn trên sàn, đặt lòng bàn chân của bạn lên đó và dùng các ngón chân cố gắng nhét chiếc khăn vào giữa các ngón chân, sau đó cuộn chúng lại.
Uốn cong các ngón chân
Đặt gót chân của bạn trên sàn nhà, nâng nhẹ ngón chân của bạn và uống cong chúng xuống. Giữ nguyên tư thế trong vài giây. Sau đó, uốn cong các ngón chân của bạn lên trên trong vài giây. Lặp lại động tác này 5 lần.
Lời khuyên giữ cho khớp chân luôn khỏe mạnh
- Đừng cố gắng duỗi cổ chân khi đắp chăn, hãy giữ cho chúng thẳng và thoải mái nhất có thể khi bạn ngủ.
- Đeo nẹp vào ban đêm khi ngủ. Nẹp ban đêm hỗ trợ mắt cá chân và bàn chân ở vị trí giữ cho gân chân không bị tổn thương và lòng bàn chân được kéo căng nhẹ.
- Tránh đi chân trần trên bề mặt cứng.
- Chườm đá sau khi tập thể dục hoặc hoạt động thể chất.
- Đi giày có gót thấp và có đế dày.
Theo Healthline

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm