Bệnh bạch hầu tái xuất ở Kon Tum làm hai người tử vong

Ảnh minh họa: Dương Ngọc/TTXVN
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, từ đầu năm 2018 đến nay, bệnh bạch hầu đã làm 2 trường hợp tử vong.
Đặc biệt, chỉ trong hai tuần đầu tháng 10, Khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum) đã tiếp nhận 5 bệnh nhân có biểu hiện đau họng, ho khan, sốt nhẹ, họng có giả mạc...
Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xác định, có 2 bệnh nhân dương tính với vi khuẩn bạch hầu, gồm một bệnh nhân nữ 26 tuổi, ở huyện Tu Mơ Rông và một bệnh nhân nam 14 tuổi, nhà ở huyện Đăk Tô. Sau vài ngày điều trị, bệnh nhân nam đột ngột tử vong do biến chứng.
Trước đó, vào tháng 5-2018, ngành y tế tỉnh Kon Tum ghi nhận một trường hợp tại huyện Đăk Hà cũng tử vong do bệnh bạch hầu.
Cũng theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, hiện có 3 trường hợp nghi mắc bệnh bạch hầu, đang chờ kết quả xét nghiệm tại Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên.
Về nguyên nhân dẫn tới sự bùng phát trở lại của căn bệnh này, theo bác sĩ Nguyễn Thị Vân, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Kon Tum, hiện còn nhiều xã "trắng" về công tác tiêm chủng. Những trường hợp mắc bệnh bạch hầu đều không được tiêm chủng.
Tất cả các trường hợp mắc bệnh và nghi mắc bệnh bạch hầu đang được cách ly theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, công tác điều trị bệnh bạch hầu đang gặp khó khăn bởi thiếu thuốc kháng sinh.
Bác sĩ Ngô Đây, Trưởng khoa Y học nhiệt đới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum cho biết, bệnh bạch hầu có nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là biến chứng viêm cơ tim do độc tố và biến chứng viêm đa dây thần kinh. Khi bệnh nhân bị biến chứng, nguy cơ tử vong rất cao. Trong khi đó, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đang thiếu thuốc kháng độc tố bạch hầu để điều trị cho bệnh nhân.
Trước tình trạng bệnh bạch hầu bùng phát trở lại và có diễn biến phức tạp, cùng với khẩn cấp triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh lây lan, ngành y tế tỉnh Kon Tum đã liên hệ với Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh Dược và Trang thiết bị y tế Việt - Mỹ để có thuốc kháng độc tố bạch hầu điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên, nhanh nhất cũng phải 2 tuần nữa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum mới có thể tiếp nhận được nguồn thuốc kháng độc tố bạch hầu. Theo Trần Quang Thái/Tin tức

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 3 at 12:01 pm -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am