Bạch quả có tác dụng gì?

Bạch quả hay còn gọi là quả ngân hạnh (Ginkgo biloba), là loài cây thân gỗ. Bạch quả có chứa chất béo, đường, tinh bột, protein... được xem là dược liệu trị bệnh hiệu quả.
04/05/2018 16:42

1. Giá trị dinh dưỡng của bạch quả

Bạch quả hay còn gọi là ngân hạnh, là loài cây thân gỗ duy nhất còn sinh tồn trong chi Ginkgo, họ Ginkgoaceae.

Bạch quả là một cây thuốc quý, dạng cây to, cao 20 - 30cm, thân phân thành cành dài, mang lá có cuống. Phiến lá hình quạt, mép lá phía trên tròn, nhẵn, giữa hơi lõm và được chia phiến lá thành hai thuỳ. Quả hạch có kích thước bằng quả mận, thịt màu vàng, mùi bơ khét hơi khó chịu.

Bach qua co tac dung gi 5

Bạch quả là một cây thuốc quý đem lại nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả

Trong bạch quả có chứa 5,3% protein; 1,5% chất béo; 68% tinh bột; 1,57% tro; 6% đường. Theo Đông y, bạch quả có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, vào kinh phế và mạch đới có tác dụng liễm phế, tiêu đờm, thường được dùng trong các trường hợp lo lâu ngày, ho đàm, đi tiểu dắt...

Hơn nữa, bạch quả còn được dùng trong các bài thuốc hoặc món ăn bổ dưỡng. Không chỉ vậy, bạch quả còn chứa hai nhóm chất có hoạt tính là nhóm Flavonoids và nhóm Terpenelactones (bao gồm ginkgolides A, B, C, bilobalide, quecertin, kaempferol). Những nhóm hoá chất này có tác dụng giúp cơ thể chống lại các gốc tự do, kiểm soát quá trình viêm nhiễm.

Bach qua co tac dung gi 2

Bạch quả có tác dụng gì? Trong bạch quả có chứa các hoạt chất flavonoids và terpenelactones cải thiện chức năng não bộ

Một trong những lợi ích của bạch quả đó là hỗ trợ chức năng não bộ, cải thiện trí nhớ, chống lại những mệt mỏi tinh thần. Ngoài ra, kiểm soát sự chuyển hoá của cholesterol thành những mảng vữa bám vào thành mạch máu.

Nhân bạch quả chứa 5.3% protein, 1.5% chất béo, 68% tinh bột, 1.57% tro, 6% đường.

Vỏ quả chứa ginkgolic axit, bilobol và ginnol.

Lá bạch quả chứa hoạt chất: các hợp chất flavonoic và các tecpen. Các hợp chất favonoic là những hợp chất trong đó phần aglycon là một flavonol, phần đường là glucoza và rhamnose. Nhóm các tecpen gồm có ginkgolite và biloblit có vị đắng.

Ngoài hai loại hoạt chất trên, lá bạch quả còn chứa một số axit hữu cơ như hydroxykinurenic, kinurenic, parahydroxybenzoic, vanillic.

Tác dụng dược lý của bạch quả Y học hiện đại dùng dạng cao có chứa 24% heterosit flavonoic và 6% hợp chất tecpenic mang tên ginkogink hay ginkor dưới dạng ống để uống 5ml hay viên nang. Dùng chữa trị kém trí nhớ, hay cáu gắt của người có tuổi, hay ngủ gà ngủ gật, do tác dụng của vi tuần hoàn.

2. Tác dụng của bạch quả

Các chuyên gia đã tìm thấy các dưỡng chất và khẳng định trong bạch quả có chứa các chất giúp bổ não, chống lão hoá, kém trí nhớ, trị chứng ngủ gật hay cáu gắt ở người cao tuổi.

Bach qua co tac dung gi 3

Các chuyên gia khẳng định bạch quả có tác dụng bổ não, chống lão hoá

  • Mỗi ngày dùng 120mg cao chiết từ lá bạch quả chống lão suy và bệnh Alzheimer, trí óc minh mẫn và phản ứng nhanh nhạy hơn.
  • Dùng 40mg mỗi ngày cao bạch quả hỗ trợ tăng cường trí nhớ và tập trung tinh thần.
  • Lấy 160mg cao bạch quả trong 3 tháng giúp tăng cường thính giác đến 80%.
  • Dùng bạch quả ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 40mg cao khô, giúp cơ thể chống lại tình trạng suy thoái do lão hóa.
  • Dùng bạch quả giúp giãn mạch máu, hạ áp suất máu trong mao mạch, tế bào não được phục hồi nhanh chóng.
  • Dùng bạch quả mỗi ngày chữa chứng đau nửa đầu.
  • Cao bạch quả giúp máu lưu thông dễ dàng đến các chi chữa chứng tê cóng tay chân.
  • Cũng nhờ khả năng giúp máu lưu thông mà cao bạch quả còn được dùng để chữa bệnh liệt dương hữu hiệu qua cơ giúp tăng dung tích và tạo áp suất máu cần thiết cho sự cương cứng.

3. Tác hại khó lường cuả bạch quả

  • Không tốt người dùng thuốc chống đông

Mặc dù là loại nguyên liệu đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên người sử dụng phải lưu ý là bạch quả có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Bach qua co tac dung gi 4

Bạch quả có thể gây hại cho bộ máy tiêu hoá cũng như gây ra những cơn đau đầu

Với những người bị rối loạn tuần hoàn máu và những người đang sử dụng thuốc chống đông (chẳng hạn như Aspirin). Bạch quả cũng có thể gây tác động bất lợi lên bộ máy tiêu hóa cũng như gây những cơn đau đầu. 

Chú ý không nên dùng bạch quả trong trường hợp đang sử dụng những loại thuốc kháng trầm cảm vì sẽ gây nên sự tương tác thuốc nguy hiểm.

  • Phụ nữ có thai không nên dùng

Bạch quả làm tăng khả năng xuất huyết, vì vậy những bệnh nhân có vấn đề về đông máu, máu khó đông... thì không nên dùng. Phụ nữ có thai cũng được khuyến cáo không nên sử dụng. 

  • Có thể gây ngộ độc ở trẻ em

Hạt của bạch quả có chứa phenol, chất không có lợi cho trẻ em, kích thích dây thần kinh, niêm mạc đường tiêu hóa và dễ gây các bệnh về da. Cho trẻ ăn quá nhiều hạt quả này , sau 2 - 6 giờ sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nặng hơn nữa là ngộ độc.

Bach qua co tac dung gi 6

Hạt bạch quả chứa phenol có thể gây ngộ độc ở trẻ em

Ngoài ra, bạch quả, có thành phần độc tố là ammonocarbonous acid) còn có tên hychocyanic acid, formonitrile). Nó có thể dễ dàng kết hợp với cytochrome oxidase của cơ thể, khiến cho hợp chất của tế bào này mất hết hoạt tính, làm tế bào không thể tiếp nhận oxy.

Với người lớn, hệ tiêu hoá đã hoàn thiện nhưng với trẻ nhỏ hệ tiêu hoá còn non nớt chỉ có thể chịu đựng được lượng rất nhỏ loại độc tố này, một lần mà ăn tới 30 hạt là dễ trúng độc.

  • Không nên ăn sống

Bạch quả mà ăn sống có mức độ ngộ độc nguy hiểm rất cao. Thông thường thì sau khi ăn chừng một đến vài tiếng đồng hồ là có triệu chứng trúng độc, ban đầu là lợm giọng, rồi nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, tiếp đến là hoa mắt, váng đầu, bứt rứt khó chịu, co giật, hôn mê, nghiêm trọng có thể tử vong.

Bach qua co tac dung gi

Bạch quả ăn sống có nguy cơ ngộ độc cao

Các chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng bạch quả nếu gặp những tác dụng phụ như nhức đầu, hiếu động bất thường, tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn thì cần phải đến các cơ sở y tế ngày và tuyệt đối không nên cho trẻ nhỏ ăn.

comment Bình luận

largeer