Bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bằng Đông Y

Bệnh lao phổi hiện nay có thể chữa khỏi hoàn toàn với những tiến bộ hiện đại của y học. Tuy nhiên, sự thiếu hiểu biết về lao phổi cũng như không tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị sẽ làm cho tình trạng bệnh trầm trọng.
12/11/2018 08:54

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không?

Theo báo cáo của Viện Phổi Trung ương, Việt Nam đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Mỗi năm, nước ta có gần 126.000 người mắc lao mới, trong đó có hơn 5.000 bệnh nhân kháng thuốc.

Bệnh lao phổi do một loại vi khuẩn tấn công và hủy hoại mô cơ thể. Đây là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 trong danh sách những bệnh nhiễm trùng gây tử vong trên thế giới. Với những con số trên chắc chắn chúng ta đã có được đáp án cho vấn đề “bệnh lao phổi có nguy hiểm không?”.

Bệnh lao phổi chia làm 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Thể lao phổi chiếm 80% các trường hợp mắc bệnh, có khả năng lây truyền sang người khác.

Bệnh lao ngoài phổi gồm nhiều loại như: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp... Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh lao phổi có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Benh-Lao-Phoi

Thủ phạm gây bệnh lao phổi

Nguyên nhân bệnh lao phổi phổ biến phải kể đến như:

Vi khuẩn MTB: Loại vi trùng lao này được coi là nguyên nhân chính gây bệnh lao phổi và có thể lây từ người này sang người khác qua đường hô hấp.

Tiếp xúc với nguồn bệnh: Tiếp xúc với người mắc bệnh lao hoặc các loại chất thải chứa vi khuẩn lao có thể rất dễ bị lây nhiễm.

Ô nhiễm môi trường: Không khí có nhiều khói bụi, ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho khi khuẩn lao phát triển và là nguyên nhân bệnh lao phổi phổ biến hiện nay.

Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực phẩm, vật nuôi nhiễm vi khuẩn lao… cũng là nguyên nhân bệnh lao phổi hay gặp.

8 Triệu chứng bệnh lao phổi điển hình

Khi có triệu chứng bệnh lao phổi điển hình thường gặp dưới đây, mọi người nên đi khám sớm và được điều trị kịp thời:

Ho: Đây là triệu chứng của bệnh phổi cấp và mãn tính. Ho có thể do nhiều nguyên nhân như viêm phổi, giãn phế quản, lao… Trong trường hợp ho trên 3 tuần cũng như dùng thuốc kháng sinh mà không thuyên giảm thì nguy cơ mắc bệnh lao phổi là rất lớn.

Khạc ra đờm: Khạc đờm là triệu chứng bệnh lao phổi thường gặp. Nguyên nhân do tình trạng tăng xuất tiết do phổi phế quản bị kích thích hoặc do có tổn thương tại phổi phế quản.

Ho ra máu: Ho ra máu là triệu chứng bệnh lao phổi có thể gặp ở 60% người mắc bệnh, xuất hiện khi có tổn thương, chảy máu trong đường hô hấp.

Đau ngực, khó thở: Đau ngực là một trong những triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận thấy ở bệnh nhân. Ho nhiều sẽ gây ra ức chế lên phế quản, dẫn đến tình trạng khó thở, đau ngực.

Gầy, sụt cân: Là triệu chứng thường gặp ở số đông người bệnh lao phổi. Những người bệnh gầy, sụt cân không rõ nguyên nhân, không phải do tiêu chảy, suy dinh dưỡng, nhiễm HIV/AIDS… nhưng có các triệu chứng hô hấp như đã nêu trên thì phải đi khám ngay.

Sốt: Triệu chứng sốt cao, sốt thất thường và đặc biệt là sốt nhẹ kèm hiện tượng gai lạnh về chiều.

Ra mồ hôi: Bệnh lao phổi khiến đổ mồ hôi là do rối loạn thần kinh thực vật mà người ta thường hay gọi là ra mồ hôi trộm nhiều về ban đêm.

Cơ thể mệt mỏi: Do tác động tâm lý, stress gây nên các ức chế khiến người mắc bệnh lao cảm thấy mệt mỏi.

Phác đồ chữa bệnh lao phổi của Bộ y tế

Hiện Việt Nam đang áp dụng phác đồ điều trị lao kháng thuốc kéo dài từ 19 – 24 tháng với tỷ lệ thành công trên 70%. Dù hiệu quả nhưng do thời gian điều trị kéo dài, kết hợp nhiều loại thuốc chống lao có độc tính cao dẫn tới tỷ lệ không dung nạp thuốc và bỏ điều trị lớn. Có khoảng 10% bệnh nhân bỏ điều trị, không tuân thủ phác đồ này.

Phác đồ chữa bệnh lao phổi dùng thuốc

Các loại thuốc dùng trong chữa bệnh lao phổi bao gồm: isoniazid (H), rifampicin (R), pyrazinamid (Z), streptomycin (S), ethambutol (E).

Phác đồ A1: 2RHZE/4RHE

Hướng dẫn:

+ Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc R, H, Z, E dùng hàng ngày.

+ Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H và E dùng hàng ngày.

Chỉ định cho các trường hợp chữa bệnh lao cho người lớn không có dấu hiệu kháng thuốc.

Phác đồ A2: 2RHZE/4RH

Hướng dẫn:

+ Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc R, H, Z, E dùng hàng ngày.

+ Giai đoạn duy trì kéo dài 4 tháng, gồm 2 loại thuốc là R và H dùng hàng ngày.

Chỉ định cho các trường hợp chữa bệnh lao cho trẻ em không có dấu hiệu kháng thuốc.

Phác đồ B1: 2RHZE/10RHE

Hướng dẫn:

+ Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng hàng ngày.

+ Giai đoạn duy trì kéo dài 10 tháng, gồm 3 loại thuốc là R, H, E dùng hàng ngày.

Chỉ định dùng trong trường hợp lao màng não, lao xương khớp và lao hạch ở người lớn.

Phác đồ B2: 2RHZE/10RH

Hướng dẫn:

+ Giai đoạn tấn công kéo dài 2 tháng, gồm 4 loại thuốc H, R, Z, E dùng hàng ngày.

+ Giai đoạn duy trì kéo dài 10 tháng, gồm 2 loại thuốc là R, H dùng hàng ngày.

Chỉ định dùng trong trường hợp lao màng não, lao xương khớp và lao hạch ở trẻ em.

Chữa bệnh lao phổi không dùng thuốc

Cắt đứt nguồn lây: Điều trị dứt điểm cho người mắc bệnh lao phổi và giữ vệ sinh môi trường sạch sẽ loại bỏ nguồn lây nhiễm..

Dự phòng đặc hiệu: Tiêm vaccin BCG.

Dự phòng không đặc hiệu: Thực hiện tốt chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, vệ sinh…

Dự phòng bằng thuốc chống lao: Isoniazid cho bệnh nhân nhiễm HIV.

Chữa bệnh lao phổi hiệu quả nhờ bài thuốc Đông Y

Theo PGS. BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên Đại học y dược HCM) cho biết : “Việc dùng thuốc chữa bệnh lao phổi kéo dài từ 6-8 tháng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và kết quả điều trị.

Chính vì vậy người bệnh nên kết hợp sử dụng thuốc Đông y như Cao Bổ Phế Tâm Minh Đường. Đông y giúp bồi bổ, Tây y giúp diệt khuẩn đem lại hiệu quả chuyên sâu, đẩy lùi bệnh lao phổi nhanh chóng, giảm nguy cơ biến chứng”.

Cao bổ phế giúp phục hồi chức năng nội tạng mà chủ yếu là Tỳ, Phế tăng cường sức đề sinh ra kháng thể ức chế vi khuẩn MTB.

Đồng thời, thuốc cũng giúp phục hồi chức năng phổi bị tổn thương, các triệu chứng ho, hen, viêm nhiễm cũng theo đó mà tiêu biến. Nguồn gốc gây bệnh được loại bỏ nên nguy cơ tái phát cũng được giảm tới mức rất thấp.

Đặc biệt, Cao bổ phế được bào chế theo bí quyết cô cao gia truyền giữ nguyên giá trị dược liệu giúp cơ thể dễ hấp thụ tăng hiệu quả chữa bệnh lao phổi.

Nhờ hiệu quả vượt trội, đem lại hiệu quả chữa bệnh lao phổi chỉ sau 2-3 liệu trình Cao Bổ Phế đã giúp Tâm Minh Đường trở thành “Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng 2018”.

comment Bình luận

largeer