Bệnh tay chân miệng tăng 4 lần, Bộ Y tế ra công văn khẩn

So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc tay chân miệng từ đầu năm đến nay tăng 4 lần, chủ yếu ở khu vực miền Nam, đã có 4 trường hợp tử vong.
07/04/2021 11:57

Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường phòng chống dịch bệnh tay chân miệng (TCM). So với cùng kỳ năm 2020, số ca mắc TCM tăng 4 lần, chủ yếu ở khu vực miền Nam như TP.HCM, Đồng nai, Long An, Đồng Tháp, An Giang…

Theo đó, các tỉnh, thành phố cần tăng cường truyền thông các biện pháp phòng chống bệnh TCM: Vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ăn uống vệ sinh, giữ sạch đồ chơi cho trẻ…

Ngành giáo dục (nhất là nhà trẻ, mẫu giáo) cần phải bố trí đủ phương tiện rửa tay, xà phòng ở vị trí thuận tiện cho người chăm sóc trẻ và trẻ rửa tay thường xuyên; làm sạch bàn ghế, phòng học, đồ chơi; phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để được xử lý kịp thời.

tay-chan-mieng1

Cạnh đó, ngành y tế tăng cường giám sát phát hiện ổ dịch, xử lý triệt để tránh lây lan ra diện rộng. Tổ chức tốt việc phân tuyến điều trị tại các bệnh viện, hạn chế chuyển tuyến các bệnh nhân trong khả năng điều trị để giảm tải cho tuyến trên. Phân luồng khám bệnh, thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong.

Theo hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm từ đầu năm 2021 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 17.400 ca mắc TCM, trong đó có 4 trường hợp tử vong (Kiên Giang (2), An Giang (1) và Long An (1).

Bệnh tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, lây truyền qua đường tiêu hóa, số ca mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 4, tháng 5 và tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.

Theo Pháp luật TP HCM

Biểu hiện các giai đoạn bệnh tay chân miệng ở trẻ em:

- Giai đoạn ủ bệnh: Khoảng 3-7 ngày.

- Giai đoạn khởi phát: từ 1-2 ngày. Triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.

- Giai đoạn toàn phát: Có thể kéo dài 3-10 ngày. Lúc này có biểu hiện:

+Loét miệng: Vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng. Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.

+Phát ban dạn phỏng nước ở lòng bàn tay, chân, gối, mông khoảng 7 ngày. Sau đó có thể để lại vết thâm, hiếm khi loét hay bội nhiễm.

+Sốt nhẹ, nôn: Nếu trẻ sốt cao, nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Các biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày thứ 5 của bệnh.

comment Bình luận

largeer