Bệnh thần kinh Moyamoya gây đột quỵ ở trẻ nhỏ
Khoảng 6 tháng trước, bé bắt đầu yếu tay chân trái đột ngột rồi tự hồi phục. Tình trạng này lặp lại nhiều lần và nặng dần. Khi nhập viện hồi đầu tháng 3, bé lanh lợi, tỉnh táo, ăn uống tốt nhưng có nhiều cơn đột quỵ lặp lại mỗi lần khóc hoặc vận động mạnh.
CT, MRI, DSA để chụp mạch máu não và các xét nghiệm chuyên sâu khác đều cho thấy bé gái bị tổn thương cả hai mạch máu chính của não. Căn nguyên là do bệnh Moyamoya.
Moyamoya là bệnh lý mạch máu não bị viêm vô căn, gây tắc dần hệ động mạch cảnh trong (động mạch chính cấp máu nuôi não). Theo thời gian, não bệnh nhân sẽ bị tổn hại do quá trình thiếu máu, cuối cùng dẫn đến tử vong. Đây chính là một trong số các nguyên nhân chính gây đột quỵ ở trẻ em.
Ảnh chụp sọ não và mạch máu sau cuộc phẫu thuật bắc cầu. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.
Ngày 11/3, bệnh nhi được phẫu thuật mở hộp sọ, bắc cầu mạch máu gián tiếp trong và ngoài sọ bên phải để giải quyết trước một mạch máu hẹp. Sau mổ 24 giờ, bé cai máy thở thành công, vết mổ khô. Bé xuất viện 5 ngày sau ca phẫu thuật.
Bác sĩ Phan Minh Trí, khoa Ngoại Tổng hợp, cho biết, đây là bệnh nhi nhỏ tuổi nhất trong số ba bệnh nhân Moyamoya đầu tiên được phẫu thuật thành công bằng kỹ thuật mới tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Khoảng 6 tháng sau, khi tuần hoàn tưới máu não bên phải đã hoạt động ổn định, mạch máu tắc còn lại sẽ được sửa chữa tiếp. Như vậy, bé có thể trở về cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.
Theo bác sĩ Trí, quan niệm đột quỵ (tai biến mạch máu não) chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, rất ít gặp ở trẻ em là "sai lầm và vô cùng tai hại". Trẻ em cũng có nhiều nguy cơ dẫn đến cơn đột quỵ, như bất thường mạch máu não bẩm sinh, hậu quả tình trạng nhiễm trùng, tự miễn và bệnh Moyamoya...
Bệnh nhi đột quỵ do Moyamoya ở Bệnh viện Nhi đồng 1, có trẻ tê, yếu liệt chân tay, nửa người, có trẻ đã diễn biến nặng đến hôn mê sâu. Tỷ lệ mắc Moyamoya là một trên 100.000 trẻ. Lứa tuổi thường mắc bệnh và dễ tử vong là 5-10 tuổi.
"Đột quỵ ở trẻ em rất nghiêm trọng nhưng dễ bị bỏ qua", bác sĩ Trí nhấn mạnh.
Triệu chứng đột quỵ ở trẻ mắc Moyamoya khá nhẹ, thường bị cha mẹ nhẫm lẫn với việc con lì lợm, lười học, hoặc có vấn đề tâm lý. Ví dụ khi cha mẹ yêu cầu học bài, trẻ uể oải, thõng tay xuống. Vài tiếng sau, hoặc trong vòng 24 giờ, trẻ tự động phục hồi. Trẻ chưa bị đột quỵ nặng là bởi mạch máu tắc ít, não thiếu máu và tự tái thông trong thời gian ngắn. Sự việc này lặp đi lặp lại và nặng dần theo thời gian. Bé sẽ yếu liệt đúng vào giờ học, bị đánh đòn, khi khóc hoặc vận động thể lực mạnh. Đây là dấu hiệu nhận diện nổi bật nhất của Moyamoya.
Trước đây, các ca bệnh Moyamoya khó chẩn đoán chính xác và tiên lượng xấu. May mắn, hiện bệnh có thể điều trị được bằng vi phẫu, bác sĩ Đào Trung Hiếu, phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết. Có nhiều phương pháp phẫu thuật khác nhau, trong đó bắc cầu mạch máu gián tiếp trong và ngoài não được xem là hữu hiệu nhất.
Bác sĩ Hiếu mô tả, phẫu thuật viên sẽ mổ hở hộp sọ, dài khoảng 10 cm trên da đầu. Sau đó mượn mạch thái dương nông (có thể sờ thấy ở thái dương), đưa vào làm cầu nối, thay thế chỗ mạch máu bị tắc nghẽn. Nhờ đó, não được tái tưới máu, tình trạng đột quỵ được giải quyết.
Điểm khó khăn nhất của phẫu thuật này là mạch máu trẻ em chỉ nhỏ như chiếc tăm. Do đó, bắt buộc phải phẫu thuật dưới sự hỗ trợ của kính hiển vi. Quá trình phẫu thuật đòi hỏi đội ngũ gây mê chuyên sâu, theo dõi liên tục và sát sao lượng máu tưới lên não. Phẫu thuật viên gần như không được phép sai sót, chỉ cần mạch máu bị xoắn một chút là phần não nhận máu từ mạch đó sẽ bị hỏng theo. Bệnh nhi có thể tử vong trên bàn mổ.
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh khi thấy con có các biểu hiện như đau đầu kéo dài, tái phát nhiều lần; động kinh nhưng không liên quan sốt; yếu, tê hoặc dị cảm ở mặt, tay, chân; trẻ rối loạn thị giác; khó nói hoặc chậm hiểu hơn thông thường; xuất hiện những vận động không chủ ý; suy giảm nhận thức... cần đưa đến bệnh viện có chuyên khoa thần kinh để khám và điều trị kịp thời.
Theo VnExpress
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm