Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận cùng lúc 2 trẻ bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng sau khi bị chó cắn

Vết thương do chó cắn thường khá sâu và có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Khi bị chó cắn, thông qua các vết thương hở, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh dại hoặc bị các vi khuẩn gây nhiễm trùng tại vết thương như là uốn ván, tụ cầu, liên cầu, capnocytophaga hay pasteurella và tụ cầu vàng kháng methicillin…
26/10/2023 08:12

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận cùng lúc 2 người bệnh là trẻ em bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng sau khi bị chó cắn.

Trường hợp thứ nhất là bé gái Đ.K.L (6 tuổi) bị chó nhà hàng xóm cắn vào cẳng chân trái lúc đạp xe đi chơi. Bé đã được khâu vết thương nhưng sau 7 ngày vết cắn không khỏi, mưng mủ và bị nhiễm trùng, gia đình đã chuyển bé lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Empty

Trường hợp thứ hai là bé trai Đ.H.T (6 tuổi) cũng bị chó của nhà hàng xóm tấn công trong lúc đang chơi. Sau khi bị chó cắn, gia đình đã đưa bé đi khâu vết thương. Nhưng do vết thương quá sâu nên gia đình đã chủ động đưa bé xuống tuyến trung ương để xử lý. Sau điều trị gần 1 tháng vết thương chưa liền lại và xuất hiện nhiễm trùng, gia đình đã đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để điều trị.

Empty

Tại khoa Ngoại yêu cầu – Trung tâm khám chữa bệnh chất lượng cao, sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm bác sĩ xác định cả 2 bé đều bị nhiễm trùng do tụ cầu vàng sau khi bị chó cắn.

Hướng điều trị cho các bé là: bơm rửa, cắt lọc vết thương để hở, thay băng hàng ngày, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ.

Sau điều trị 7 ngày vết thương đã khô, tình trạng ổn định và các bé đã được ra viện.

Khuyến cáo của bác sĩ khi người dân bị chó cắn

Vết thương do chó cắn thường khá sâu và có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Khi bị chó cắn, thông qua các vết thương hở, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh dại hoặc bị các vi khuẩn gây nhiễm trùng tại vết thương như là uốn ván, tụ cầu, liên cầu, capnocytophaga hay pasteurella và tụ cầu vàng kháng methicillin…

Do đó, các vết thương khi bị chó cắn cần được xác định xử trí sớm qua những bước thông thường như làm sạch, bơm rửa, cắt lọc vết thương để hở, sử dụng thuốc kháng viêm, tránh trường hợp bị nhiễm trùng, tiêm phòng huyết thanh kháng dại, tiêm phòng uốn ván…

Sau đó, người bệnh cần được theo dõi, nếu gặp các tình trạng nghiêm trọng như vết thương chó cắn bị nhiễm trùng hay vết thương chó cắn bị mưng mủ thì nên được đưa tới cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được thăm khám và điều trị đúng hướng.

Theo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

comment Bình luận

largeer