Bình Dương: Áp dụng Chỉ thị 16 đến 15/9, mở thêm Bệnh viện dã chiến ở công viên

Dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, số ca mắc COVID-19 có thể lên đến 150.000, tỉnh Bình Dương phải trưng dụng thêm công viên, nhà xưởng để mở thêm bệnh viện dã chiến.
29/08/2021 17:28

 

82

Bình Dương mở thêm bệnh viện dã chiến để ứng phó tình huống số ca mắc tăng lên 150.000 người

Mở bệnh viện dã chiến ở công viên, nhà xưởng

Ngày 29/8, UBND thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho biết, địa phương cùng các chuyên gia y tế của Bộ Y tế đã đến khảo sát công viên Thành Thủ Dầu Một (hay còn gọi là công viên Thanh Lễ, tọa lạc trên địa bàn phường Hiệp Thành, Thành phố Thủ Dầu Một) để mở bệnh viện dã chiến tại đây.

Công viên này có tổng diện tích khoảng 31ha, sẽ được trưng dụng một phần để thành lập bệnh viện dã chiến với quy mô khoảng 600 giường. Sau khi bệnh viện này được thành lập, sẽ tiếp nhận, điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ.

81

Các địa phương đang mở rộng bệnh viện dã chiến

Ngoài ra, Bình Dương cũng trưng dụng thêm hai sảnh trong công viên này để thiết kế thành hai khu vực điều trị bệnh nhân chuyển biến nặng, mỗi khu vực gồm 100 giường, được trang bị oxy riêng biệt, có vách ngăn riêng và các vật dụng cần thiết.

Đến nay, thành phố Thủ Dầu Một đã mở 42 khu cách ly y tế tập trung với sức chứa 13.000 giường bệnh, hiện đang vận hành 17 khu. 

Còn tại thị xã Tân Uyên - một điểm nóng về dịch bệnh, gần đây số ca mắc liên tục tăng. Địa phương này đang sắp xếp lại các khu cách ly, điều chuyển các bệnh nhân để chăm sóc tốt hơn. Thị xã đã tiếp nhận nhà xưởng 4 tầng với diện tích hơn 17.000 m2 của Công ty TNHH UE Furniture Việt Nam, Khu công nghiệp Sóng Thần 3 để lập Bệnh viện dã chiến Tân Uyên quy mô 2.800 giường.

Ca mắc còn cao, tính toán nới giãn cách đến 15/9

Những ngày gần đây, số ca mắc tại Bình Dương còn tăng cao, có ngày cao hơn cả Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh đã ghi nhận gần 99.000 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng. Thành phố Thuận An, Dĩ An và thị xã Tân Uyên vẫn đang là điểm nóng dịch bệnh hơn cả.

Ở 3 địa phương trên, mật độ dân số cao. Công nhân lao động sinh sống tập trung trong những nhà trọ không nhỏ hẹp làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Hiện Bình Dương đang phải thực hiện "khóa chặt, đông cứng" 11 phường ở thị xã Tân Uyên và thành phố Thuận An. Việc xét nghiệm sàng lọc được đẩy mạnh, tuy nhiên quá trình bóc tách F0 còn chậm càng làm tăng nguy cơ lây nhiễm trong các vùng "khóa chặt".

Ngày 29/8, Thường trực Tỉnh ủy có cuộc họp và yêu cầu các cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ đến ngày 15/9. Việc thực hiện giãn cách, phong tỏa phải nghiêm ngặt. Tỉnh ủy Bình Dương cũng yêu cầu bóc tách nhanh F0 ra khỏi 11 phường đang ''khóa chặt, đông cứng''.

80

Bình Dương tính toán sẽ tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 15/9

Kiểm soát chặt giữ "vùng xanh"

Hiện nay, 4 địa phương ở phía Bắc tỉnh Bình Dương được xác định là "vùng xanh" gồm huyện Dầu Tiếng, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng và Phú Giáo. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Dương yêu các các huyện thực hiện nghiêm ngặt, đồng bộ các giải pháp để bảo vệ "vùng xanh". Tiến tới áp dụng các biện pháp khôi phục sản xuất trong trạng thái "bình thường mới", để trở thành hậu phương chi viện cho các địa phương "vùng đỏ" chống dịch.

Theo Lao Động

comment Bình luận

largeer