Bồ cu vẽ và bài thuốc dân gian điều trị viêm amidan, viêm họng, viêm khớp

Bồ cu vẽ còn được một số nơi gọi là cây sâu vẽ, cây đỏ đọt, dé bắc bộ… Cây này lá và cành nhỏ, vị đắng, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, lưu thông khí huyết, thanh nhiệt giải độc... Đồng thời, còn là một vị thuốc điều trị viêm họng, viêm amidan, phong thấp nhức mỏi rất hay.
24/03/2024 16:46

Mô tả

Cây bồ cu vẽ là dạng cây bụi nhỏ thường chỉ cao khoảng 1 mét, có hình dáng khá giống với cây rau ngót, nhưng điểm khác biệt đó lá lá cây bồ cu vẽ to hơn, dầy hơn và, tán lá thưa hơn so với cây rau ngót.

Mặt trên của lá thường có những đường vân màu trắng do một loài sâu bọ bò qua, tạo nên vết màu trắng. Có lẽ, vì đặc điểm này nên cây mới có tên gọi như vậy. Hoa bồ cu vẽ mọc ở các nách lá, có hình dáng tương tự hoa rau ngót. 

Bồ cu vẽ mọc ở đâu?

Loại cây này mọc rất phổ biến ở nước ta, cây mọc khắp các tỉnh thành từ Đồng bằng đến Trung du miền núi, từ Bắc chí Nam. Những nhiều nhất vẫn là ở các tỉnh miền núi nước ta, chúng tôi nhận thấy loài thảo dược này mọc hoang khắp nơi, trâu bò, gia súc cũng không ăn vì lá cây có vị đắng.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây là lá và cành nhỏ, để làm thuốc người ta thường hái lá hoặc cắt cả cành non về băm ra rồi phơi khô để dùng dần.

bocuve

Bồ cu vẽ. (Ảnh: Caythuoc.org)

Công dụng của cây bồ cu vẽ

Cây mới chỉ dùng trong phạm vi nhân dân với công dụng điều trị một số chứng bệnh sau: Viêm họng; Viêm amidan; Phong thấp, đau nhức xương; Trướng bụng đầy hơi; Lở ngứa, mụn nhọt; Kiết lỵ; Rắn cắn.

Cách dùng làm thuốc

Dùng độc vị điều trị phong thấp, viêm khớp, đầy bụng, kiết lỵ: 20g lá, ngọn, cành nhỏ phơi khô, rửa sạch đun nước uống hàng ngày. Có thể đun lấy nước uống thay nước hàng ngày.

Kết hợp điều trị viêm họng, viêm amidan: Cây bọ mắm 15g, bồ cu vẽ 15g rửa sạch đun nước uống hàng ngày.

Mụn nhọt, lở ngứa: Lấy lá tươi giã nát, đắp hoặc vắt lấ nước bôi ngoài da. Hoặc có thể dùng dao cạo lấy phần vỏ, cạo nhỏ như bột, đem rắn lên những vùng da bị mẩn ngứa, mụn nhọt viêm nhiễm sẽ giúp da rất chóng lành, nhanh khỏi.

Rắn cắn: Sau khi vệ sinh, hút nọc độc, ga rô. Tiếp đến dùng ngay lá tươi bồ cu vẽ giã nát đắp vào nơi bị rắn cắn.

Các nghiên cứu về cây bồ cu vẽ

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc tìm thấy hiệu quả kháng viêm đáng kể từ chiết xuất cây bồ cu vẽ Breynia frnomosa. Thí nghiệm được thực hiện trên cơ thể chuột bị mắc chứng phù tai, kết quả cho thấy chiết xuất dùng thí nghiệm có khả năng ức chế đáng kể chứng phù tai ở các cá thể chuột được thí nghiệm.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc  đã tiến hành nghiên cứu về hoạt đống chống vi trùng của 33 loại cây thuốc trong y học cổ truyền Trung Quốc. Kết quả trong những cây thuốc phát hiện hoạt động chống vi trùng có cây bồ cu vẽ Breynia frnomosa, cho hạt đống chống vị trùng rất đáng kể.

Nhóm nghiên cứu người Trung Quốc phát hiện hoạt động chống viêm khớp mạnh của chiết xuất Breynia frnomosa. Tuy nhiên đây cũng là thành phần độc hại của cây Breynia frnomosa, thí nghiệm được tiến hành trên cơ thể chuột bị mắc chứng viêm khớp.

Lưu ý

- Bài viết chỉ mang tính tham khảo, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc.

- Cần tư vấn và xin hướng dẫn bác sĩ đông y trước khi có ý định dùng vị thuốc này.

- Không nên dùng cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer