Bộ Y tế quy định nhóm đối tượng sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19
Để tiếp tục triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 trong năm 2023 cho trẻ từ 5 tuổi trở lên, đồng thời có sự chuẩn bị để triển khai tiêm cho trẻ từ 6 tháng đến dưới 5 tuổi và tiêm các mũi vaccine nhắc lại tiếp theo khi có khuyến cáo, Bộ Y tế vừa có quyết định 2227/QĐ-BYT về ban hành kế hoạch sử dụng vaccine phòng COVID-19 năm 2023 để làm căn cứ cho các địa phương tự xác định nhu cầu vaccine, xây dựng và triển khai kế hoạch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn phù hợp với tình hình.
(Ảnh: HCDC)
Theo kế hoạch do PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương - Thứ trưởng Bộ Y tế ký ban hành cho biết, Việt Nam đã hoàn thành tiêm chủng liều cơ bản cho người từ 12 tuổi trở lên. Trong năm 2023 cần tiếp tục triển khai tiêm cho các đối tượng mới đến độ tuổi tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và tiêm các mũi nhắc lại.
Về chiến lược sử dụng vaccine phòng COVID-19 tại Việt Nam
Bộ Y tế nêu rõ:
- Sử dụng tối đa các loại vaccine hiện có, đặc biệt là vaccine được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo hoặc đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp và vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng.
- Áp dụng các cách thức phối hợp các loại vaccine phòng COVID-19 khác nhau căn cứ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm sử dụng vaccine của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới để tạo hiệu quả miễn dịch cao, đảm bảo an toàn.
- Tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các đối tượng theo khuyến cáo của WHO.
- Sử dụng vaccine theo nhu cầu đề xuất của địa phương, nhu cầu của người dân và lượng vaccine được cung ứng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Đối tượng nào tiêm chủng vaccine phòng COVID-19?
Bộ Y tế ước tính đến hết năm 2023, nhu cầu vaccine phòng COVID-19 của các địa phương cần bổ sung là hơn 2,259 triệu liều. Nhu cầu này có thể thay đổi theo đề xuất của địa phương.
Đối tượng cụ thể được tiêm chủng theo kế hoạch trên, gồm:
- Người từ 18 tuổi trở lên: người thuộc đối tượng tiêm, người chưa tiêm các mũi nhắc lại và người đến lịch tiêm trong năm 2023 (người từ 17 lên 18 tuổi).
- Người từ 12 đến dưới 18 tuổi: người chưa tiêm đủ 3 mũi, người đến lịch tiêm trong năm 2023 (người từ 11 lên 12 tuổi).
- Người từ 5 đến dưới 12 tuổi: người có nhu cầu tiêm mũi cơ bản.
- Trẻ dưới 5 tuổi và tiêm các mũi tiếp theo cho các nhóm đối tượng từ 5 tuổi trở lên. Về nhóm đối tượng này, Bộ Y tế nêu rõ, việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 liều cơ bản cho trẻ dưới 5 tuổi và tiêm các mũi tiếp cho các nhóm đối tượng từ 5 tuổi trở lên sẽ được Bộ Y tế khuyến cáo và hướng dẫn cụ thể khi có đủ căn cứ, cơ sở khoa học và phù hợp với tình hình dịch bệnh.
Theo Bộ Y tế, vaccine phòng COVID-19 trong năm 2023 vẫn được tiêm miễn phí. Nguồn kinh phí để thực hiện kế hoạch này là từ ngân sách nhà nước, quỹ vaccine phòng COVID-19 và nguồn viện trợ, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước, ngoài nước và các nguồn vốn hợp tác khác.
Tại kế hoạch này, Bộ Y tế nêu rõ tiêm chủng chiến dịch và/ hoặc có thể lồng ghép với hoạt động tiêm chủng thường xuyên phù hợp với thực tế triển khai tại địa phương.
Khuyến cáo của Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế thế nào?
Căn cứ khuyến cáo của WHO và các tổ chức quốc tế khác cũng như kinh nghiệm triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại các quốc gia, ngày 11/11/2022, Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: Tại thời điểm hiện nay, chưa triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ dưới 5 tuổi mà cần tập trung nguồn lực vào các hoạt động nâng cao tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho các nhóm đối tượng đã có hướng dẫn như mũi 3 cho người từ 12 tuổi trở lên, mũi cơ bản cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; Chưa khuyến cáo tiêm liều nhắc lại lần thứ 3 (mũi 5) vaccine phòng COVID-19 và nhắc lại hàng năm.
Bộ Y tế cho biết, ngày 17/4/2023, Hội đồng tư vấn sử dụng vaccine của Bộ Y tế đã họp và đưa ra khuyến cáo: Việc sử dụng vaccine theo khuyến cáo của WHO ngày 30/3/2023 là cần thiết; cần tiếp tục theo dõi, tổng hợp thông tin về tình hình triển khai trên thế giới và việc triển khai tiêm chủng tại Việt Nam để có cơ sở xem xét đưa ra khuyến cáo về việc sử dụng vaccine trong thời gian tới tại Việt Nam.
Thu Hằng
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm -
Nhuận tràng Biovaccine – giải pháp tự nhiên cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Táo bón là vấn đề tiêu hóa phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn đến các biến chứng như trĩ, đau bụng, khó tiêu và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Nhuận Tràng Biovaccine là giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhuận tràng, mang lại sự thoải mái và sức khỏe cho hệ tiêu hóa.November 20 at 9:12 am