Cà Mau tăng cường phòng, chống bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh rất dễ lây cho người khác nếu vệ sinh không đảm bảo. Bệnh có quanh năm và thường xuất hiện cao điểm từ tháng 3 đến tháng 6. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
Do bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ nên công tác phòng, chống dịch bệnh tại các trường mầm non, nhà trẻ hiện đang được quan tâm, chú trọng hàng đầu.

Ảnh minh họa
Từ tháng 5/2022 đến nay, Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau đã tiếp nhận và điều trị hơn 60 ca bệnh tay chân miệng. Trong đó, các trường hợp mắc tay chân miệng chủ yếu ở thể vừa, có nhiều trường hợp trẻ được đưa đến cơ sở y tế khi đã có biểu hiện rõ rệt của bệnh. Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Kim Đắng, Trưởng Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Sản Nhi Cà Mau, cho biết: “Hiện tại, chúng tôi đang điều trị cho hơn 30 ca bệnh tay chân miệng. Nhờ gia đình phát hiện và đưa nhập viện kịp thời nên không có ca bệnh nặng và đã hồi phục sức khỏe sau thời gian điều trị. Do bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, thường xuất hiện ở trẻ nhỏ nên để chủ động phòng tránh, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến biểu hiện, tình trạng sức khỏe của trẻ. Khi thấy trẻ bị loét miệng, phát ban, mụn nước mà có các dấu hiệu như sốt cao liên tục khó hạ kèm với giật mình, hôn mê, tay chân lạnh, tim đập nhanh,… cần nhanh chóng đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế gần nhất. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý vệ sinh nhà cửa, đồ chơi cho trẻ, rửa sạch tay chân trẻ với xà phòng, cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh,…”.
Theo nhận định của ngành Y tế, bệnh tay chân miệng sẽ còn diễn biến phức tạp và có nguy cơ tăng cao trong thời gian tới. Do đó, để kiểm soát tốt dịch bệnh, hạn chế thấp nhất số ca mắc, bên cạnh các giải pháp của ngành Y tế thì rất cần có sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền các địa phương và đặc biệt là ý thức chủ động phòng bệnh của mỗi gia đình. Nhằm phòng, chống, ngăn chặn dịch bệnh tay chân miệng bùng phát, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng đã có công văn chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; củng cố các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị khi cần thiết. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe nhân dân; thực hiện 3 sạch: Ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch; tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng.
Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đang chủ động phối hợp với ngành y tế để tổ chức tuyên truyền sâu rộng tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng, chống bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh trong trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và có vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, cung cấp đủ nước uống, nước sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể. Thường xuyên vệ sinh mặt bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để tổ chức khám, điều trị và xử lý ổ dịch kịp thời.
Theo Camau.gov

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am