Cà Mau thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2022 - 2030, giai đoạn 1, từ năm 2022 - 2025.
18/04/2022 17:05

Nội dung kế hoạch đề ra 06 mục tiêu chủ yếu. Theo đó, trong lĩnh vực chính trị, Đảm bảo tỷ lệ hợp lý cán bộ người dân tộc thiểu số, ưu tiên lãnh dạo nữ. Phấn đấu đến năm 2025 đạt 50% cơ quan công tác dân tộc từ tỉnh đến địa phương có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

Trong lĩnh vực kinh tế, lao động: Tăng tỷ lệ lao động nữ dân tộc thiểu số làm công hưởng lương đạt 40% vào năm 2025; giảm tỷ lệ lao động nữ dân tộc thiểu số làm việc trong khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản xuống 50% vào năm 2025; tỷ lệ giám đốc, chủ doanh nghiệp, hợp tác xã là nữ dân tộc thiểu số đạt ít nhất 5% vào năm 2025.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới: Giảm tỷ lệ nữ dân tộc thiểu số làm các công việc “Lao động gia đình không hưởng lương” xuống 40% vào năm 2025; tối thiểu 60% số vụ bạo lực trên cơ sở giới của các nhóm dân tộc thiểu số được phát hiện và được tư vấn hoặc tiếp cận ít nhất một trong các dịch vụ hỗ trợ cơ bản. Từ năm 2025 trở đi, 100% số nạn nhân người dân tộc thiểu bị mua bán trở về được phát hiện có nhu cầu hỗ trợ được hưởng các dịch vụ hỗ trợ và tái hòa nhập cộng đồng.

Trong lĩnh vực y tế: Tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế có sử dụng thẻ bảo hiểm của phụ nữ dân tộc thiểu số trong khám chữa bệnh lên 80% năm 2025; tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai trong phụ nữ dân tộc thiểu số từ 15 - 49 tuổi lên 80% vào năm 2025.

Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: Nội dung về giới, bình đẳng giới được đưa vào chương trình giảng dạy trong hệ thống các Trường Dân tộc nội trú đạt 100% từ năm 2025 trở đi; tỷ lệ trẻ em trai và trẻ em gái dân tộc thiểu số hoàn thành giáo dục tiểu học đạt trên 90%; tỷ lệ hoàn thành cấp trung học cơ sở đạt khoảng 85% vào năm 2025.

Trong lĩnh vực thông tin, truyền thông: Từ năm 2025, 80 - 100% hộ gia đình là người dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về chính sách pháp luật về bình đẳng giới; 100% cán bộ làm công tác dân tộc, làm công tác liên quan đến bình đẳng giới được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng hoạt động bình đẳng giới; 100% trưởng ấp, người có uy tín ở các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dường kỹ năng về tuyên truyền chính sách pháp luật về bình đẳng giới.

Theo Camau.gov

comment Bình luận

largeer