Các bài thuốc Đông y chữa viêm họng (P2)

Đông y chia bệnh viêm họng ra thành nhiều thể bệnh khác nhau. Và ở mỗi thể bệnh sẽ có những triệu chứng lâm sàng cùng với bài thuốc điều trị riêng. Do đó, cần căn cứ vào triệu chứng gặp phải để xác định đúng thể viêm họng gặp phải. Sau đó mới lựa chọn bài thuốc điều trị cho phù hợp.
12/09/2022 09:07

6. Thuốc đông y trị viêm họng thể thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà

Triệu chứng đặc trưng của thể viêm họng này là cổ họng khô và sưng đau. Người bệnh thường xuyên có cảm giác nóng rát và khó chịu ở yết hầu. Nuốt nước bọt khó khăn và đau. Trong người luôn thấy phiền muộn, háo khát, ăn uống nghẹn và khó nuốt. Kèm theo đó là các biểu hiện đau lưng, ù tai, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện táo. Rêu lưỡi vàng và chất lưỡi đỏ, mạch tế sác.

thuoc-dong-y-tri-viem-hong-1

(Ảnh minh hoạ)

Điều trị bệnh viêm họng thể thận âm hư cảm nhiễm ngoại tà cần áp dụng phương pháp tư âm bổ thận. Lúc này bài thuốc Ngọc nữ tiễn có thể đáp ứng tốt. Thông tin về bài thuốc cụ thể như sau:

- Chuẩn bị: 12g ngưu tất, 12g tri mẫu, 20g sinh địa, 16g mạch môn đông và 24g sinh thạch cao.

- Thực hiện: Các vị thuốc trên cho hết vào ấm rồi thêm 1.8 lít nước vào. Sắc trên lửa nhỏ để thu lấy 150ml. Lọc bỏ bã, chia đều nước thuốc thu được làm 5 lần uống/ ngày.

Kết hợp bài thuốc nhai ngậm:

- Chuẩn bị: 1 ít tam thất và 1 ly nước 1 lá to.

- Thực hiện: Tam thất đem tẩm nước muối ủ trong 5 – 7 ngày rồi thái mỏng và sao giòn. Trộn vào trong ly nước 1 lá to rồi nhai tinh ngậm. Nuốt dần cả nước và bã. Mỗi ngày áp dụng 7 – 10 lần.

7. Trị bệnh viêm họng thể tỳ hư can uất theo Đông y

Bệnh viêm họng thể tỳ hư can uất có thể khiến cổ họng khô, hơi sưng lên và có cảm giác đau. Đau tăng khi nuốt nước bọt, ăn uống thường bị đau nghẹn và khó nuốt.

Ngoài ra nhiều người bệnh còn bị đau ở 2 bên mạn sườn, cổ họng thỉnh thoảng nóng lên, lợm giọng, buồn nôn. Người luôn có cảm giác mệt mỏi, ăn uống kém tiêu, đại tiện bất thường. Quan sát dễ thấy rêu lưỡi vàng cáu và mạch huyền.

Để điều trị bệnh viêm họng thể này cần áp dụng phương pháp bổ tỳ sơ can. Thực tế cho thấy, bài thuốc Quy tỳ thang kết hợp với Tiêu dao tán mới có thể đáp ứng. Thông tin cụ thể như sau:

- Chuẩn bị: 8g nhân sâm, 8g cam thảo, 8g bạc hà, 8g viễn chí, 4g mộc hương, 10g sài hồ, 10g đương quy, 10g thược dược, 12g phục thần, 12g bạch truật, 12g long nhãn nhục, 12g hoàng kỳ và 12g toan táo nhân.

- Thực hiện: Hoàng kỳ bỏ gốc cuống mật chích, phục thần bỏ lõi gỗ, cam thảo chích, viễn chí bỏ lõi tẩm nước gừng sao vàng, toan táo nhân sao vàng cánh gián. Sau đó cho tất cả các vị thuốc vào ấm. Thêm 1.5 lít nước sắc trên lửa nhỏ thu lấy 250ml đem lọc bỏ bã. Ngày sắc 1 thang, chia đều làm 5 lần uống.

Kết hợp với bài thuốc nhai ngậm:

- Chuẩn bị: Tam thất đã tẩm nước muối và ủ 5 – 7 ngày.

- Thực hiện: Thái mỏng vị thuốc rồi sao giòn. Nhai nuốt tử từ cả nước và bã. Áp dụng 7 – 10 lần/ ngày.

8. Một số bài thuốc đông y chữa viêm họng khác

Ngoài các bài thuốc chính nêu trên, trong đông y còn có thêm rất nhiều bài thuốc trị viêm họng khác. Bao gồm:

* Bài thuốc 1:

- Chuẩn bị: 10g hoàng kỳ, 8g bạch truật, 15g đẳng sâm, 6g trần bì, 9g chích thảo, 10g đương quy, 15g chỉ xác, 12g mộc hương, 11g an nam tử, 9g bách hợp, 15g tạng thanh quả và 8g ngọc trúc.

- Thực hiện: Sắc uống 1 thang/ ngày.

* Bài thuốc 2:

- Chuẩn bị: 15g nhục quế, 12g chế phụ tử, 9g sơn thù, 10g sơn duộc, 11g thục địa, 8g phục linh, 8g đan bì, 10g trạch tả, 12g huyền sâm, 11g mạch môn và 9g bạch thược.

- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc uống 1 thang/ ngày.

* Bài thuốc 3:

- Chuẩn bị: 8g cúc hoa, 10g kỷ tử, 12g sinh địa, 13g sơn thù, 9g sơn dược, 8g phục linh, 10g đan bì, 10g sa sâm, 12g huyền hồ, 12g trạch tả và 8g mạch môn.

- Thực hiện: Sắc lấy nước uống 1 thang/ ngày.

* Bài thuốc 4:

- Chuẩn bị: 10g chỉ xác, 12g sài hồ, 15g đào nhân, 12g hồng hoa, 9g đương quy, 10g xuyên khung, 10g cát cánh, 10g xích thược, 10g cam thảo và 15g huyền sâm.

- Thực hiện: Các vị thuốc trên đem sắc uống 1 thang/ ngày.

* Bài thuốc 5:

- Chuẩn bị: 10g bạch truật, 15g đẳng sâm, 6g chích thảo, 10g phục linh, 3g thăng ma, 3g hoàng liên, 10g đan bì, 15g sinh địa và 15g đương quy.

- Thực hiện: Cho hết các vị thuốc vào ấm, sắc uống 1 thang/ ngày. Chia đều thành 2 lần sáng, tối.

* Bài thuốc 6:

- Chuẩn bị: 12g sinh địa, 12g sa sâm, 12g cát cánh, 12g kỷ tử, 12g đương quy, 9g cam thảo, 9g xuyên luyện tử, 15g thái tử sâm, 15g thốn đông, 30g bồ công anh và 9g mộc hồ điệp.

- Thực hiện: Các vị thuốc này cho vào ấm sắc lấy nước uống 1 thang/ ngày.

*** Lưu ý khi dùng thuốc Dông y trị bệnh viêm họng

Điều trị viêm họng bằng thuốc đông y được đánh giá cao do đảm bảo sự an toàn và phù hợp với nhiều đối tượng. Hơn nữa, thuốc đông y ít tiềm ẩn những rủi ro ngay cả khi dùng kéo dài.

Bên cạnh đó, nhiều bài thuốc đông y không chỉ mang đến kết quả khả quan với việc điều trị bệnh mà còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, bồi bổ sức khỏe. Từ đó ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát sau điều trị.

Tuy nhiên, khi áp dụng các bài thuốc đông y trị viêm họng, cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:

- Các bài thuốc đông y mặc dù có ưu điểm lành tính nhưng tác dụng thường chậm. Đồng thời hiệu quả các bài thuốc vẫn còn nhiều hạn chế, chỉ đáp ứng khi bệnh còn nhẹ. Trường hợp bệnh viêm họng diễn tiến nặng, tổn thương ở niêm mạc trở nên nghiêm trọng thì cần chú ý thăm khám và điều trị theo phác đồ bác sĩ.

- Nếu chọn điều trị viêm họng theo đông y thì người bệnh cần phải kiên trì. Việc áp dụng không đều sẽ gây gián đoạn và làm giảm quá trình điều trị. Hơn nữa còn khiến cho các triệu chứng bùng phát mạnh hơn.

- Trường hợp gặp phải các dấu hiệu bất thường như đau bụng, tiêu chảy hay bị dị ứng khi dùng thuốc đông y thì hãy ngưng ngay. Đồng thời liên hệ ngay với bác sĩ để được giúp đỡ kịp thời.

- Nếu có ý định kết hợp điều trị đông và tây y thì cần trao đổi trước với bác sĩ. Việc điều chỉnh liều lượng và thời gian dùng thuốc sẽ là rất cần thiết để có thể ngăn ngừa tương tác xảy ra.

- Tuyệt đối không được tự ý gia giảm liều lượng của các vị thuốc trong mỗi bài thuốc đông y trị viêm họng. Bởi tăng giảm liều không đúng cách rất dễ gặp phải các tác động ngoại ý.

- Người bệnh cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc tốt tại nhà. Hãy thường xuyên vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, giữ ấm cho cơ thể, ăn uống và sinh hoạt điều độ. Điều này không chỉ giúp hỗ trợ điều trị mà còn hữu ích với việc ngăn ngừa bệnh tái phát.

Các bài thuốc đông y trị bệnh viêm họng đều có những ưu và yếu điểm nhất định. Chính vì vậy, trước khi lựa chọn điều trị bằng giải pháp này, người bệnh cần chú ý cân nhắc kỹ lưỡng. Tốt nhất hãy thăm khám để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách điều trị cũng như chăm sóc đúng đắn.

Theo Thuốc Dân tộc

comment Bình luận

largeer