Các chuyên gia cảnh báo về mối nguy hiểm của việc tự tạo oxy tại nhà

Giới y bác sĩ và các nhà khoa học tại Ấn Độ đang đưa ra cảnh báo về những nguy hiểm tột độ từ việc tự tạo oxy tại nhà trong bối cảnh quốc gia Nam Á này đang khan hiếm khí oxy nghiêm trọng để điều trị bệnh nhân COVID-19 trong khi trên mạng xã hội đang tràn lan các video và "bí quyết" về phương pháp tự sản xuất oxy.
02/05/2021 08:25

 Số liệu của dịch vụ Google Trends giúp người dùng so sánh kết quả tìm kiếm Google Search trên toàn cầu cho thấy cụm từ "làm thế nào để tạo oxy tại nhà" đã có số lượt tìm kiếm đạt đỉnh điểm vào ngày 25/4 - thời điểm dịch bệnh COVID-19 đang ngày càng xấu đi, trong khi các đoạn video trên YouTube với nội dung chi tiết về quá trình này đã thu hút hàng trăm nghìn lượt xem. Đáng chú ý, các video hướng dẫn cách thức tự tạo oxy thông qua các phương pháp như điện phân đang tăng nhanh đáng kể.

a

Công nhân chuẩn bị bình oxy để cung cấp cho các bệnh viện đối phó với dịch COVID-19 tại Bangalore, Ấn Độ

Ông A Ravikumar, Thư ký Hiệp hội Y tế Ấn Độ phụ trách bang Tamil Nadu cho rằng mọi nỗ lực tìm cách tự sản xuất oxy tại nhà đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ như hít phải khí độc hoặc nổ. Trong khi đó, nhà khoa học thuộc ICMR - Viện dịch tễ học quốc gia tại Chennai, ông Tarun Bhatnagar gọi việc tự tạo oxy tại nhà là các phương pháp chưa được thử nghiệm và không đáng tin. Ông cho rằng việc này có thể gây nguy hiểm nếu nó khiến người bệnh chậm trễ trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ y tế thích hợp.

Do tình trạng khan hiếm khí oxy, nhiều bệnh viện Ấn Độ đã không thể tiếp nhận bệnh nhân COVID-19. Thực tế này cũng đã làm gia tăng các video trên mạng xã hội hướng dẫn "phương pháp" hỗ trợ điều trị COVID-19. WHO đến nay vẫn khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc điều trị để ngăn ngừa hoặc chữa bệnh COVID-19.

Bộ Y tế Ấn Độ hiện chưa đưa ra bình luận nào trước những thông tin trên. Trước đó, ngày 30/4, Ấn Độ đã ra tuyên bố bác bỏ một bài viết có thông tin sai lệch trên mạng xã hội về một loại thuốc có khả năng cân bằng lượng oxy ở những bệnh nhân COVID-19.

Theo Báo Tin tức

comment Bình luận

largeer