Các chuyên gia lý giải ca mắc COVID-19 ở trẻ em tăng tại Hong Kong

Hiện làn sóng dịch COVID-19 đang dâng cao tại đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc), với hơn 300.000 ca mắc mới từ tháng 1/2021, khiến hệ thống y tế của thành phố quá tải. Những ngày gần đây, thông tin về 3 trẻ em dưới 5 tuổi tại đặc khu này tử vong vì COVID-19 đang khiến các bậc cha mẹ lo lắng dù nhiều bác sĩ nhi đều cho rằng đó có thể là do trùng hợp.
04/03/2022 15:30

Theo các chuyên gia, con số trên chưa đủ tính đại diện để đưa ra bất kỳ kết luận nào. Những trẻ tử vong gồm 1 trẻ 11 tháng tuổi, 2 trẻ 3 và 4 tuổi- chiếm 0,3% trong tổng số 1.153 ca tử vong vì dịch bệnh xảy ra tại Hong Kong trong làn sóng do biến thể Omicron gây ra. Cả 3 em đều không có bệnh nền. Hiện các nhà nghiên cứu virus đang điều tra về 3 ca tử vong ở trẻ nhỏ này.

Hong Kong ghi nhận khoảng 2.000 trẻ em nhập viện vì COVID-19, trẻ sơ sinh đến 2 tuổi chiếm 40% số ca nhập viện, với 30 ca là trẻ em trong số 49 ca ở trong phòng chăm sóc đặc biệt. Trẻ từ 5-11 tuổi là nhóm cao thứ 2, chiếm 28% tổng số. Từ tháng trước, giới chức Hong Kong đã dừng yêu cầu tất cả người mắc bệnh phải nhập viện và cho phép trẻ điều trị tại nhà nếu triệu chứng nhẹ và ổn định. Trẻ nhập viện được điều trị tại cơ sở nhi khoa cách ly, có bố mẹ đi cùng nếu bố mẹ cũng nhiễm bệnh hoặc nếu trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ. Dù vậy, con số 1.939 ca nhập viện là trẻ em vẫn gần gấp đôi con số tổng cộng trẻ nhập viện của các đợt bùng phát trước đó. Con số này có thể tiếp tục tăng trong bối cảnh virus vẫn đang lây lan tại Hong Kong. Hiện chính quyền đặc khu này mới cấp phép tiêm phòng cho trẻ từ 5 tuổi trở lên vào tháng 1 vừa qua trước khi hạ xuống mức 3 tuổi trong tháng 2. Tính đến ngày 1/3, khoảng 30% số trẻ từ 3-11 tuổi ở Hong Kong đã được tiêm một mũi vaccine phòng bệnh.

Tiến sĩ Kwan Yat-wah, tư vấn nhi khoa tại Bệnh viện Princess Margaret, cho biết dù những thông tin về các ca tử vong ở trẻ nhỏ khiến các bậc cha mẹ lo ngại nhưng phần lớn trẻ em mắc COVID-19 đều có những triệu chứng nhẹ và hồi phục trong khoảng từ 7-10 ngày. Ông kêu gọi các cha mẹ cho trẻ tiêm phòng COVID-19 ngay khi được phép tiêm và theo dõi nếu xuất hiện các triệu chứng như khó thở, đau ngực và co giật, thở gấp thì đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.

52

Ảnh minh họa

Đây không phải lần đầu tiên nhóm trẻ em dẫn đầu trong số ca nhập viện. Trước đó, khi Omicron lây lan tại Nam Phi cuối năm 2021, một quận ở thủ đô Pretoria cũng ghi nhận số ca mắc bệnh nghiêm trọng ở trẻ tăng nhanh bất ngờ. Bác sĩ nhi khoa Ute Feucht, quận Tshwane, cho biết cơ sở y tế quận tiếp nhận nhiều bệnh  nhi COVID-29 và chưa thu xếp được chỗ cho tất cả vì không chuẩn bị cho tình huống này. Bác sĩ Feutch cũng tham gia một nghiên cứu về tình trạng trẻ em mắc và nhập viện tăng mạnh tại Nam Phi, kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học The Lancet. Theo bác sĩ này, trong làn sóng dịch bệnh mới nhất, số ca nhập viện là trẻ em đang dẫn trước số ca ở người trưởng thành, trong khi ở 3 làn sóng dịch trước ở Nam Phi, người trưởng thành mắc bệnh nhiều hơn. Tuy nhiên, có gần 90% trong số 138 trẻ em được nghiên cứu chỉ cần chăm sóc y tế cơ bản, 4 trẻ tử vong và đều có bệnh nền như HIV/AIDS.

Theo Tiến sĩ Jonas Ludvigsson, bác sĩ nhi khoa kiêm chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm từng thực hiện công trình nghiên cứu về tình trạng trẻ tử vong vì COVID-19, cho rằng khi dịch bệnh lên cao, có trường hợp tử vong vì các nguyên nhân không liên quan virus. Trẻ em thường ít tiếp xúc với virus SARS-CoV-2, chủ yếu do trong các làn sóng trước, các trường học đóng cửa, đồng nghĩa rằng hệ miễn dịch của các em ít được trang bị để chống chọi với căn bệnh.

Theo Tin Tức

comment Bình luận

largeer