Các cô giáo vẫn kiên cường bám bản làng để gieo những mầm xanh tri thức
Các cô giáo vẫn kiên cường bám bản làng để gieo những mầm xanh tri thức
Mỗi người một hoàn cảnh, cuộc sống gia đình và công tác chuyên môn, nhưng với tình yêu nghề, cảm thông với những thiệt thòi của trẻ vùng cao, các cô giáo vẫn kiên cường bám bản làng đến với những học trò nghèo, đói cái bụng và “nghèo” con chữ nơi heo hút để gieo những mầm xanh tri thức.
Các cô giáo cùng trẻ chăm sóc vườn rau
Trường mầm non Nghĩa Đô cách trung tâm thị trấn huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 25 km giáp với phía Đông của tỉnh Hà Giang, nằm trên Quốc lộ 135, thuộc bản Mường Kem của xã Nghĩa Đô. Điểm trường Thâm Mạ có 70 học sinh và 6 giáo viên. Đa phần học sinh và cô giáo đều là người dân tộc Tày sinh ra và lớn lên tại xã Nghĩa Đô.
Trường Mầm Non Nghĩa Đô được thành lập năm 2001. Khi mới thành lập cơ sở vật chất của trường còn thiếu thốn, đa số lớp học tạm tại các Nhà văn hóa thôn bản. Đời sống của Nhân dân nơi đây còn nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp. Đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường còn trẻ, chưa có kinh nghiệm trong công tác giảng dạy. Công tác vận động học sinh đi học chủ yếu dựa vào tâm huyết của các cô giáo, tích cực làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp đẹp, hấp dẫn thu hút trẻ đến trường. Các cô giáo công tác ở đây nhiều nhất là 27 năm tuổi nghề, ít nhất là 4 năm tuổi nghề.
Đồng phục màu hồng của trường
Hiện nay, Trường Mầm non Nghĩa Đô đã được nhà nước đâu tư xây dựng kiên cố ở các điểm trường, đặc biệt là điểm trường Trung Tâm, điểm trường Lằng Đáp. Điểm trường Thâm Mạ, tuy nhiên, điểm trường Thâm Mạ vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
Đầu năm học các cô giáo kết hợp với Ban Giám hiệu nhà trường, thường xuyên tham mưu với các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương xây dựng cảnh quan trường lớp, bổ sung cơ sở vật chất của nhà trường. Vận động Nhân dân hiến đất làm trường, hiến ngày công san gạt mặt bằng để xây lớp học.
Cô giáo cùng trẻ múa hát
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương Nghĩa Đô, tốt nghiệp Đại học Sư phạm Mầm non, thế nhưng ở cái tuổi ngoài 30 với biết bao nhọc nhằn về sự vất vả phải lo toan cho gia đình, chăm sóc 2 con nhỏ, cô giáo Hoàng Thị Huệ (SN 1989) vốn đam mê với nghề giáo, sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, đã thôi thúc trong tâm hồn là giáo viên trường Mầm non Nghĩa Đô đã dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp trồng người. Với gia đình, cô là người mẹ, người vợ mẫu mực, với bạn bè, đồng nghiệp cô là người giáo viên tận tụy với công việc, luôn cầu thị, biết lắng nghe ý kiến đóng góp xây dựng tập thể, không ngừng học tập, phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo, lấy kết quả công việc làm đầu, lấy thành công của tập thể để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Trên 13 năm làm cô giáo gắn bó với quê hương Nghĩa Đô, cô giáo Huệ thấu hiểu nhọc nhằn của sự nghiệp trồng người ở những vùng đất khó khăn này. “Trẻ em của trường có đặc thù chưa được sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Đầu năm học, nhà trường huy động các cô giáo trong trường đi chiêu sinh trẻ 2 tuổi ra lớp. Các cô giáo kết hợp với chính quyền của xã vào tận nhà thuyết phục cha mẹ để huy động trẻ 2 tuổi đến lớp. Nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhưng để đạt trẻ 2 tuổi 100% đến lớp cũng gặp trở ngại, vì do điều kiện kinh tế của gia đình. Phụ huynh đều đi làm ăn xa, để lại con cháu cho ông bà, nhiều phụ huynh vẫn chưa vẫn nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường. Với trẻ từ 3 - 5 tuổi các cô giáo của trường đã vận động trẻ 100% đến trường, nhưng với trẻ 2 tuổi chưa đảm bảo theo đủ chỉ tiêu của cấp trên giao”, cô Huệ cho biết.
Một góc học tập của trẻ
Ngay từ đầu mỗi năm học, cô đã cùng Ban Giám hiệu nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể lên các thực đơn cho trẻ thực đơn thay đổi theo ngày, theo tuần, theo mùa. Chế độ dinh dưỡng đảm bảo với địa phương ở đây, trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng bằng các hình thức tuyên truyền, hướng dẫn qua các hội thi, họp phụ huynh, 100% các lớp học đều có góc tuyên truyền về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ mầm non. Từ đó, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
Vườn rau của trường
Điểm trường Thâm Mạ được gia đình chị Ma Thị Chèo hiến đất cho nhà trường, nhà trường đã huy động phụ huynh san gạt mặt bằng để xây điểm trường và làm vườn rau. Vườn rau của trường được các cô giáo, kết hợp với phụ huynh trồng để phục vụ việc ăn bán trú tại trường. Vườn rau được các cô giáo trồng theo mùa để cải thiện bữa ăn hàng ngày cho trẻ. Một ngày của trẻ đến trường với nụ cười tươi khi đón trẻ của các cô giáo, đầu giờ sáng trẻ hoạt động thể dục, tiếp đến là hoạt động chung, hoạt động ngoài trời, hoạt động vui chơi tại sân chơi của điểm trường.
Không chỉ dạy trẻ "con chữ", các cô giáo còn dạy trẻ kỹ năng sống
Tại các điểm trường nhà trường đều tổ chức bữa ăn bán trú cho trẻ, một ngày trẻ ăn hai bữa, bữa chính và bữa phụ. Sau khi ăn trưa, trẻ ngủ trưa. Đến đầu giờ chiều trẻ ngủ dậy, vệ sinh cá nhân và ăn bữa phụ, sau đó thực hiện các hoạt động buổi chiều. Đến 16h30 vệ sinh cá nhân cho trẻ và trả trẻ.
Những khó khăn nhưng không làm các cô giáo chùn bước
Thuận lợi của các cô giáo ở trường mầm non Nghĩa Đô là cô giáo và trẻ đa số là dân tộc Tày nên những lúc giao tiếp như trẻ chưa hiểu hết tiếng Việt thì cô giáo sẽ truyền đạt cho trẻ hiểu thêm về tiếng Việt. Từ 1/7/2024, chính sách của Nhà nước đã quan tâm đến chế độ giáo viên mầm non, các cô giáo của trường cũng được tăng lương, đây là nguồn động viện tinh thần lớn để cho các cô giáo tiếp tục “hành trình” gieo con chữ của mình.
Trẻ yêu thích thiên nhiên
Ngoài những thuận lợi kể trên thì các cô giáo và trẻ ở nơi đây gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên phải kể đến việc quan tâm về học tập của con cái chưa được các bậc phụ huynh chú trọng; Cơ sở vật chất, đồ dùng, dụng cụ học tập, đồ chơi của nhà trường còn thiếu thốn, chưa phong phú; Đường xá đi làm và đi học của trẻ vẫn còn rất khó khăn, mùa khô thì đỡ vất vả hơn nhưng vào mùa mưa thì sự vật vả trong quãng đường đến trường như nhân lên gấp nhiều lần do đường trơn, trượt, có những trẻ ở trong bản xa phải lội suối, băng rừng đến trường; Giáo viên phải làm 10 tiếng/ngày, nghỉ trưa thay phiên nhau ăn cơm để trông trẻ ngủ, buổi chiều có những lúc cha mẹ đón trẻ muộn.
Nhưng điều các cô trăn trở nhất không phải là sự vất vả của bản thân mà cuộc sống còn cơ cực của các em nhỏ nơi đây. Đến bữa ăn không đủ no, mùa rét áo không đủ ấm. Cô nhiều lần vận động các tổ chức cá nhân, đồng nghiệp của mình ủng hộ từ thiện mua sách vở và đồ dùng học tập, quyên góp quần áo, gạo và sữa cho các em học sinh điểm trường Trung Tâm, Lằng Đáp, đặc biệt là điểm trường Thâm Mạ, đến tận từng gia đình tìm hiểu, động viên cha mẹ cho con đi học. Hành trình mỗi ngày của các cô giáo luôn gian khó, vượt qua những quả đồi, lội qua những con suối sâu, để tiếp tục sự nghiệp trồng người.
Trẻ được yêu thương tại mái trường
Nhiều năm gắn bó tâm huyết với mảnh đất gian khó và những trò nhỏ cô Huệ được dân bản cảm phục bởi tấm lòng mến trẻ, yêu nghề. Nhiều thế hệ mầm non lớn lên, trưởng thành với bàn tay chăm sóc của cô Huệ cùng đồng nghiệp từ ngôi trường vùng cao này. Đó là phần thưởng cao quý nhất mà cô và đồng nghiệp trân trọng, tự hào và luôn cống hiến cho mái trường thân yêu.
Cô giáo Cổ Thị Nương đang dạy hát cho trẻ
Cổ Thị Nương (SN 1985) là cô giáo khối 2 tuổi của điểm trường Thâm Mạ cho biết: “Tôi công tác tại trường 14 năm với những khó khăn phải kể đến như đường xá đi lại của cả cô và trò đều là đường đất, có những trẻ phải lội suối, băng rừng đến trường; Các thiết bị dạy học, học tập, đồ dùng, đồ chơi của các độ tuổi vẫn chưa đủ theo định mức và Thông tư 02 danh mục đồ dùng, đồ chơi vẫn còn thiếu thốn nhiều; Vẫn còn một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình. Với trẻ từ 3 – 5 tuổi các cô giáo của trường đã vận động trẻ 100% đến trường nhưng với trẻ 2 tuổi chưa đảm bảo theo đủ chỉ tiêu của cấp trên giao; Nhận thức của trẻ không đồng đều nên các cô giáo gặp khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ trong lớp”.
Cô giáo vun đắp những "mầm xanh"
Đối với một cô giáo mầm non, một ngày không chỉ làm việc 10 tiếng mà kể cả khi nhà trường có những buổi tổ chức hội thi, hội giảng, dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 thì ngoài giờ trên lớp, các cô giáo phải ở lại trường để thực hiện công việc được giao phó. Mặc dù gặp khó khăn nhưng các cô giáo được gia đình ủng hộ, hỗ trợ và tạo điều kiện nên các cô cũng vơi bớt được phần nào vất vả đó và họ cũng dành tâm huyết của mình hơn cho trường, cho trẻ của mình.
Ngôi trường bán trú chính là mái nhà thứ hai
Mong muốn của các cô giáo vùng cao nơi đây là sự quan tâm của chính quyền, các cấp lãnh đạo, các đoàn thiện nguyện hỗ trợ hơn nữa cho điểm trường Thâm Mạ; Đường xá được thuận tiện hơn để các cô giáo và trẻ đến trường không còn gặp nguy hiểm; Một sân chơi rộng hơn để trẻ có thể vui chơi, giải trí sau mỗi giờ trên lớp; Bổ sung thiết bị học tập và giảng dạy; Đồ dùng đồ chơi ngoài trời để trẻ vui chơi; Bình nóng lạnh, thảm và chăn bông phục vụ trẻ tại điểm trường này vì mùa đông ở đây rất giá lạnh.
Với những trẻ ở xã vùng cao này, ngôi trường bán trú chính là mái nhà thứ hai và các cô cũng như những người mẹ với tình thương yêu vô bờ đang chắp cánh cho ước mơ của những đứa trẻ vươn xa.
Nguyễn Trang (thực hiện)
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Từ 01/01/2025, người dân đã có thể dùng VNeID để mua thuốc trực tuyến từ FPT Long Châu
Từ hôm nay 1/1/2025, người dân đã có thể mua thuốc trực tuyến từ nhà thuốc Long Châu trên ứng dụng VNeID. Giải pháp này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo tính minh bạch, an toàn và bảo mật thông tin nhờ hệ thống công nghệ đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại, tạo ra sự tiện lợi và an tâm cho khách hàng.January 1 at 6:38 pm -
Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế TTB Group kỉ niệm hành trình 10 năm thành lập và phát triển
Chiều ngày 29/12/2024, Công ty TNHH Dược phẩm Quốc tế TTB Group long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập.January 1 at 12:02 pm -
Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe - Sắc Đẹp Trần Gia đã góp phần làm cho cuộc sống của nhiều người trở nên tuyệt vời hơn
Lũy thừa những kiến thức, kỹ thuật và với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bằng đông y. Trung tâm Chăm Sóc Sức Khỏe - Sắc Đẹp Trần Gia (Trần Gia) đã góp phần làm cho cuộc sống của nhiều người trở nên tuyệt vời hơn, với hành trang hàng ngày của cuộc sống là sức khỏe.December 26 at 3:16 pm -
Mr. Pokki: Lựa chọn dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi
Với hàm lượng tinh bột, chất xơ và các loại vitamin có lợi, bánh gạo được xếp vào nhóm thực phẩm bổ dưỡng, có thể thay thế bữa phần phụ cho bữa chính hoặc làm món ăn nhẹ nhàng cho trẻ em. Không chỉ gọi nhớ đến những món ăn nhanh, bánh gạo mang lại sự kết hợp độc đáo giữa hương vị và dinh dưỡng, phù hợp với mọi độ tuổi.December 26 at 2:36 pm