Các loại mặt hàng đã qua sử dụng như thiết bị y tế, quần áo, hàng gia dụng,... đều thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hàng hóa nhập lậu bao gồm:
“a) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phép nhập khẩu;
(Ảnh: Gia đình xuất nhập khẩu)
b) Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu theo điều kiện mà không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.”
Và theo mục 2 Phụ lục 1, Nghị định 69/2018/NĐ-CP của Chính phủ thì một trong những danh mục các hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm:
Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng:
a) Hàng dệt may, giày dép, quần áo.
b) Hàng điện tử.
c) Hàng điện lạnh.
d) Hàng điện gia dụng.
đ) Thiết bị y tế.
e) Hàng trang trí nội thất.
g) Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác.
h) Xe đạp.
i) Mô tô, xe gắn máy.
Như vậy quần áo qua sử dụng thuộc diện hàng hóa cấm nhập khẩu, và các mặt hàng tiêu dùng khác như điện tử, điện lạnh, hàng gia dụng, thiết bị y tế, xe đạp, mô tô, xe gắn máy qua sử dụng đều thuộc danh mục hành hóa cấm nhập khẩu, vì vậy kinh doanh các hàng hóa trên vi phạm hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có trị giá dưới 3.000.000 đồng 3c phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng
- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng
- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng
- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng; Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng; Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng
- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng
- Trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 điều 15 điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với các trường hợp sau:
a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
c) Hàng hóa nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi”.
Như vậy buôn bán hàng hóa qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu sẽ bị phạt gấp hai lần số tiền quy định tại khoản 1, điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Đồng thời kèm theo hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 4 Điều 15 nghị Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP Được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP), được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP).
Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
Tịch thu phương tiện vận tải vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên.
Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
a) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, hàng hóa không bảo đảm an toàn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang khuyến cáo người dân không kinh doanh, vận chuyển các hàng hóa qua sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu như quần áo, đồ điện tử, đồ gia dụng, thiết bị y tế, hàng trang trí nội thất.
Theo Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm